SO KE HOACH BOI DUONG THUONG XUYEN KHOI GDTX

Chia sẻ bởi Phạm Đức Cường | Ngày 25/04/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: SO KE HOACH BOI DUONG THUONG XUYEN KHOI GDTX thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Yên Châu, ngày 08 tháng 8 năm 2010

KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2010 - 2011


A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu.
* Mục đích:
- Bồi dưỡng các kiến thức về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước; Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chủ trương của ngành, các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về công nghệ thông tin…
- Nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng nghiệp vụ và phương pháp sư phạm.
- Nắm vững chương trình sách giáo khoa, tích cực nghiên cứu khoa học và áp dụng vào thực tế giảng dạy …

* Yêu cầu:
- Chủ động tham gia tích cực trong công tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực sư phạm của cá nhân.
- Tự giác, tích cực, chủ động tự học, tự nghiên cứu, bám sát và thực hiện nghiêm túc kế hoạch của tổ chức. Tích cực trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp về chuyên môn.
- Kết hợp bồi dưỡng nội dung với bồi dưỡng về phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. Tập trung nhiều vào việc trao đổi, thảo luận, soạn bài, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.

II. Hình thức bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn.
- Bồi dưỡng thông qua tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu, thông tin.
- Bồi dưỡng thông qua việc thảo luận cùng đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng thông qua việc sử dụng các hình thức bổ trợ: Truy cập, khai thác thông tin trên mạng, theo dõi truyền hình, xem băng hình…

III. Nội dung bồi dưỡng.
1. Bồi dưỡng về chính trị.
- Mục tiêu cơ bản, âm mưu, thủ đoạn chống phá “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
- Quan điểm, phương châm chỉ đạo của đảng ta trong cuộc đấu tranh chống “ Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá
- Phương châm phát triển Giáo dục – Đào tạo của Đảng
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBCC
- Tình hình kinh tế chính trị của tỉnh, của huyện, trong nước và Quốc tế
- Nghiên cứu chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học
- Nghiên cứu luật GD và các văn bản luật mới được điều chỉnh bổ sung và ban hành
- Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ thị số 06 - CT/TW của Bộ chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nghiên cứu chỉ thị số 33/ 2006/CT - TTg ngày 8/9/2006 của Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong GD. Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

2. Bồi dưỡng về chuyên môn.
- Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện chương trình, thực hiện sách giáo khoa, sách Giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu; Biết thiết kế xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả.
- Tham gia lớp tập huấn cách chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định mới của Bộ GD&ĐT
- Thực hiện và xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy bộ môn theo chủ đề bám sát.
- Bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, soạn bài và quản lý. Khai thác các thông tin trên mạng Internet.
- Bồi dưỡng kiến thức về chuẩn giáo viên ban hành theo thông tư số 30/ 2009/TT- Bộ GD&ĐT ngày 22/10/2009.
- Các văn bản chỉ đạo của ngành và của các cấp theo từng thời điểm ban hành.

3. Bồi dưỡng khác: Học tập, tìm hiểu các chỉ thị nghị quyết, các văn bản liên quan đến cán bộ công chức và giáo viên, hoạt động của tổ chức công đoàn.

B. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CỤ THỂ.

I. Bồi dưỡng hè 2010.
1. Bồi dưỡng tại tỉnh: Không
2. Bồi dưỡng tại đơn vị:
2.1. Bồi dưỡng về chính trị:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đức Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)