Sơ đồ tư duy

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hà Giang | Ngày 09/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Sơ đồ tư duy thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY
TONY BUZAN
Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) tại Luân Đôn (Anh) là một tác gia, nhà tâm lý và là cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng.
Theo triết lý của Buzan thì bản đồ tư duy được hiểu là một cách mở ra sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ.
Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não, tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.
Bản đồ tư duy giúp luyện tập trí não.
BUZAN `S MINDMAP
BUZAN `S MINDMAP
BẢN ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ?
BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết.
Đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau.
Dễ nhìn, dễ viết.
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của người học.
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
ƯU ĐIỂM CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY
Sơ đồ tư duy về thời tiết tóm tắt 20 trang giấy.
CÁCH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY

NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT
Một tờ giấy (đặt nằm ngang).
Bút, bút màu.
CÁCH VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY


VẼ CHỦ ĐỀ TRUNG TÂM
BƯỚC 1
Ví dụ: Chủ đề là “Nam”, bạn có thể vẽ một hình ảnh đại diện “Nam”.
VẼ CHỦ ĐỀ TRUNG TÂM
BƯỚC 1
Ví dụ: Chủ đề là “Nam”, bạn có thể vẽ một hình ảnh đại diện “Nam”.
Lưu ý: + Vẽ chủ đề ở trung tâm tờ giấy.
+ Có thể dùng hình ảnh nào mà bạn thích.
+ Có thể bổ sung từ ngữ vào chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.


BƯỚC 2
VẼ THÊM CÁC TIÊU ĐỀ PHỤ
Chú ý: + Tiêu đề phụ nên viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
+ Vẽ toả ra theo hướng chéo góc.
+ Nên dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi tiêu đề.
BƯỚC 3
TRONG TỪNG TIÊU ĐỀ PHỤ, VẼ THÊM CÁC Ý CHÍNH VÀ CÁC CHI TIẾT HỖ TRỢ.
Nên sử dụng từ khoá và hình ảnh.
Sử dụng các biểu tượng, các cách viết tắt.
Mỗi từ khoá được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
BƯỚC 3
TRONG TỪNG TIÊU ĐỀ PHỤ, VẼ THÊM CÁC Ý CHÍNH VÀ CÁC CHI TIẾT HỖ TRỢ.

- Tất cả các nhánh của một ý nên toả ra từ một điểm.
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm nên có cùng một màu.
- Thay đổi màu sắc khi đi từ ý chính đến các ý phụ cụ thể hơn.
BƯỚC 4
VẼ THÊM NHIỀU HÌNH ẢNH để giúp các ý chính thêm nổi bật.
CÁCH ĐỌC BẢN ĐỒ TƯ DUY
Vẽ, viết, đọc từ trung tâm ra phía ngoài.
Theo chiều kim đồng hồ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Hà Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)