Skkn ve tieng anh

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Hồng | Ngày 18/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: skkn ve tieng anh thuộc Tiếng Anh 7

Nội dung tài liệu:




PHẦN MỞ ĐẦU


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.Việc nâng cao chất lượng đối với bộ môn Anh văn tại các trường học,nhất là các trường ở nông thôn là một vấn đề quan trọng và cần thiết . Bởi do điều kiện sống , ngoài một buổi đến trường , các em còn phải lao động phụ giúp gia đình , không có thời gian đầu tư cho bất kì môn học nào, và nhất là môn Tiếng Anh , không phải là tiếng mẹ đẻ. Cha mẹ các em thường không có thời gian , đa số không biết tiếng anh để kèm cặp thêm ở nhà. Hơn nữa , việc trang bị cơ sở vật chất,các phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc dạy và học môn Anh văn ở trường nông thôn còn nhiều khó khăn.
Trong khi đó môn Anh văn ngày càng giữ vị trí quan trọng.Nó cần thiết cả khi lên cấp ba và đại học cũng như khi đi làm, trong khi cấp hai là nền tảng để làm cơ sở cho việc tiếp thu bài vở ở các cấp sau này
-Qua dự giờ ở các lớp,qua kháo sát trực tiếp sản phẩm của học sinh ở khối
lớp tôi đang dạy , tôi thấy mỗi lớp thường có hơn 1/3 số học sinh yếu kém bộ môn Anh văn ở đầu mỗi năm học.
2.Nước ta đang trong giai đoạn phát triển , đã gia nhập WTO , hòa mình với xu thế phát trển chung trên toàn thế giới, nên rất cần một lực lượng trí thức trẻ , đông đảo rộng khắp. Để có một lực lượng tài năng đồng đều đòi hỏi người giáo viên phải tìm cách nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh yếu kém, một lực lượng khá đông đảo trong các trường học hiện nay.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng anh đã làm tôi trăn trở làm thế nào “Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém môn anh văn ? “.Đó cũng là lí do khiến tôi chon đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.

















PHẦN NỘI DUNG

I .LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ:
- Tìm biện pháp “ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém môn anh văn 6 “ là một vấn đề nan giải , rất cần thiết đối với đa số giáo viên bộ môn nói chung, đặc biệt là bộ môn anh văn 6 nói riêng , Vấn đề này đã được giáo viên trong tổ thảo luận nhưng chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất. Vì thế, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn anh văn 6, qua nhiều năm thực hiện tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
-Trường THCS Nguyễn Tất Thành là một trường thuộc thị trấn nhưng hầu như các em có cuộc sống còn vất vả.Chỉ được số ít gia đình buôn bán,con cán bộ công nhân viên nên thu nhập hàng ngày cũng khá ổn định,học sinh thuộc các xã cũng nhiều .Còn phần lớn các em là học sinh thuộc gia đình làm nông,các em còn nghèo và lam lũ,có nhiều em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,không người quan tâm kèm cặp ở nhà. Qua thực tế ở trường,cụ thể là những bài kiểm tra:kiểm tra định kì,kiểm tra thường xuyên,kiểm tra 1 tiết và các bài thi do Phòng giáo dục,Sở giáo dục ra đề chất lượng bộ môn Anh văn chưa cao.Trong khi một số em khá giỏi rất hứng thú với phương pháp học Anh văn mới này thì bộ phận những em yếu kém còn bở ngỡ, lúng túng nên dễ dẫn đến các em chán học rồi cúp học,không muốn học môn này.Những học sinh yếu kém khi tiếp xúc với hình thức đề kiểm tra hoặc đề thi,các em thường không biết nội dung yêu cầu của đề bài.Ví dụ như : chuyển các câu sau sang thể phủ định hoặc nghi vấn ; chia động từ trong ngoặc; đặt câu hỏi cho từ gạch chân. Với dạng bài tập đặt câu hỏi, đa số học sinh yếu kém không biết cách làm bài tập,các em thường làm sai,hoặc bỏ trống , không ghi gì cả…
-Trước tình hình trên đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ bằng nhiều cách để nâng cao chất lượng bộ môn ngày một cao hơn.









III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Bao gồm cả công tác tư tưởng và tổ chức quản lý lớp. Cả hai biện pháp này không thể tách rời mà cần được sắp xếp đan chéo nhau , được phối hợp hài hòa có chủ định vì công tác tư tưởng là biện pháp hàng đầu, còn biện pháp tổ chức quản lý là nhân tố quyết định.
1. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG:
Như trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)