SKKN VẬT LÍ 9- QUI TRÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Chia sẻ bởi Lê Xuân Thiệt |
Ngày 22/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: SKKN VẬT LÍ 9- QUI TRÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
I.ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG
QUI TRÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
MÔN VẬT LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN.
PHƯỚC HIỆP, PHƯỚC SƠN, QUẢNG NAM
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
* Để hưởng ứng cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và ba nội dung của Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Quảng Nam “ Không đọc chép trong dạy học, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Các trường tự nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm hết sức cần thiết để các cuộc vận động đạt hiệu quả cao. Việc nâng cao chất lượng các môn học của học sinh các trường nói chung và của trường THCS Trần Quốc Toản nói riêng trong đó có môn Vật lí cũng không nằm ngoài các cuộc vận động đó.
- Ta đã biết bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nôi dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Nên trong dạy học Vật lí không thể không hưởng ứng tích cực nội dung “không đọc chép trong dạy học”. Bên cạnh đó không ít giáo viên quan tâm quá mức đến việc thực hành thí nghiệm mà coi nhẹ việc nắm kiến thức cũng như các bước tiến hành một thí nghiệm Vật lí. Để học sinh làm tốt các thí nghiệm thực hành Vật lí thì người Giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững các qui trình thực hành thí nghiệm .
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm môn Vật lí 9” làm nội dung cho sáng kiến của mình.
* Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững được qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí 9, trên cơ sở đó nhanh chóng thực hiện được thí nghiệm thành công và tự lực rút ra được kiến thức bài học.
* Giới hạn đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu đề tài :
Phương pháp nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí 9 trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 9 trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam
- Thời gian nghiên cứu:
+ Tháng 9/2008 nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
+ Tháng 10/2008 đến 4/2009 nghiên cứu, tổng hợp, xử lí các số liệu và hoàn thành đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận .
- Dùng phương pháp điều tra bằng trắc nghiệm.
- Phương pháp trò chuyện và nghiên cứu sản phẩm do học sinh làm ra (thông qua câu hỏi và kết quả thực hành thí nghiệm).
- Phương pháp toán học: Tổng kết và xử lí số liệu.
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN
III.1. Khái niệm về qui trình thực hành:
Qui trình thực hành là một trình tự thực hiện yêu cầu của một công việc dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định. Trong qui trình thực hành đòi hỏi học sinh phải nắm được có các dụng cụ gì, có công dụng như thế nào.
III.2.Khái niệm về thí nghiệm Vật lí:
Thí nghiệm Vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới.
Có thể chia thí nghiệm Vật lí ra làm 3 loại: Thí nghiệm trực diện, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm quan sát Vật lí. Trong đó thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện trên lớp (trong phòng thí nghiệm) mà sự tự lực làm việc cao hơn so với ở thí nghiệm trực diện. Học sinh dựa vào tài liệu hướng dẫn đã in sẵn mà tiến hành thí nghiệm, viết báo cáo thí nghiệm hoặc hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm rồi rút ra nhận xét.
Để thực hiện tốt thí nghiệm thực hành đòi hỏi GV phải giúp học sinh có phương pháp nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
IV.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Giáo
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG
QUI TRÌNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
MÔN VẬT LÍ 9 Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN.
PHƯỚC HIỆP, PHƯỚC SƠN, QUẢNG NAM
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
* Để hưởng ứng cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và ba nội dung của Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Quảng Nam “ Không đọc chép trong dạy học, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Các trường tự nâng cao chất lượng giáo dục là việc làm hết sức cần thiết để các cuộc vận động đạt hiệu quả cao. Việc nâng cao chất lượng các môn học của học sinh các trường nói chung và của trường THCS Trần Quốc Toản nói riêng trong đó có môn Vật lí cũng không nằm ngoài các cuộc vận động đó.
- Ta đã biết bộ môn Vật lí là bộ môn thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của sách giáo khoa Vật lí phổ thông là nôi dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm và thực hành. Nên trong dạy học Vật lí không thể không hưởng ứng tích cực nội dung “không đọc chép trong dạy học”. Bên cạnh đó không ít giáo viên quan tâm quá mức đến việc thực hành thí nghiệm mà coi nhẹ việc nắm kiến thức cũng như các bước tiến hành một thí nghiệm Vật lí. Để học sinh làm tốt các thí nghiệm thực hành Vật lí thì người Giáo viên phải có phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững các qui trình thực hành thí nghiệm .
- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lí, tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm môn Vật lí 9” làm nội dung cho sáng kiến của mình.
* Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững được qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí 9, trên cơ sở đó nhanh chóng thực hiện được thí nghiệm thành công và tự lực rút ra được kiến thức bài học.
* Giới hạn đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu đề tài :
Phương pháp nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm Vật lí 9 trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 9 trường THCS Trần Quốc Toản, Phước Hiệp, Phước Sơn, Quảng Nam
- Thời gian nghiên cứu:
+ Tháng 9/2008 nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài
+ Tháng 10/2008 đến 4/2009 nghiên cứu, tổng hợp, xử lí các số liệu và hoàn thành đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận .
- Dùng phương pháp điều tra bằng trắc nghiệm.
- Phương pháp trò chuyện và nghiên cứu sản phẩm do học sinh làm ra (thông qua câu hỏi và kết quả thực hành thí nghiệm).
- Phương pháp toán học: Tổng kết và xử lí số liệu.
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN
III.1. Khái niệm về qui trình thực hành:
Qui trình thực hành là một trình tự thực hiện yêu cầu của một công việc dựa trên cơ sở lí thuyết nhất định. Trong qui trình thực hành đòi hỏi học sinh phải nắm được có các dụng cụ gì, có công dụng như thế nào.
III.2.Khái niệm về thí nghiệm Vật lí:
Thí nghiệm Vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới.
Có thể chia thí nghiệm Vật lí ra làm 3 loại: Thí nghiệm trực diện, thí nghiệm thực hành, thí nghiệm quan sát Vật lí. Trong đó thí nghiệm thực hành là loại thí nghiệm do học sinh thực hiện trên lớp (trong phòng thí nghiệm) mà sự tự lực làm việc cao hơn so với ở thí nghiệm trực diện. Học sinh dựa vào tài liệu hướng dẫn đã in sẵn mà tiến hành thí nghiệm, viết báo cáo thí nghiệm hoặc hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm rồi rút ra nhận xét.
Để thực hiện tốt thí nghiệm thực hành đòi hỏi GV phải giúp học sinh có phương pháp nắm vững qui trình thực hành thí nghiệm
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
IV.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Xuân Thiệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)