SKKN VĂN
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Mạnh |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: SKKN VĂN thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
*Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong những năm gần đây, theo khảo sát thực tế và tình hình thi đại học, HS không còn tâm huyết và yêu thích bộ môn văn, số lượng thí sinh thi khối C cũng giảm hẳn. Trước tình hình đó, để tạo không khí và gieo vào lòng học sinh sự yêu thích học bộ môn văn là một thử thách đối với giáo viên. Mặc dù bộ giáo dục đã tiến hành thay sách và liên tục đòi hòi sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của giáo viên nhưng không phải hoàn cảnh nào giáo viên cũng có thể làm được, nhất là với đối tượng HS TT GDTX YÊN PHONG. Bởi vậy cần tổ chức cho học sinh tham dự vào những tình huống mâu thuẫn văn học vào hành động sáng tạo với nhà văn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em phát hiện bộc lộ các quan điểm cách hiểu chủ kiến của riêng mình về các hiện tượng văn học về thế giới phá vỡ cách nghĩ “quen thuộc” của các em đã định hình ở một giới hạn nào đó hoặc thuần tuý giáo điều sách vở…Có như vậy các em mới phát huy vai trò chủ thể tiếp nhận của mình hay nói đúng hơn là chủ động tiếp nhận kiến thức trong giờ học văn. Nói theo chữ của Bùi Văn Nguyên là “tổ chức một cuộc đối thoại làm cho cả thầy và trò rực cháy lửa trong tâm hồn cùng nhau thông cảm với bài văn với tác giả bài văn”.
* Điều kiện áp dụng: Qua việc tìm hiểu thực trạng của việc học sinh trong giờ học văn và vai trò của giáo viên( nhất là cách dạy đối với đối tượng là học sinh TT GDTX YÊN PHONG). Từ đó lấy làm cơ sở thực tiễn để tìm ra biện pháp xử lí sao cho việc giảng dạy của mình đạt kết quả cao hơn.
+ Đối tượng áp dụng: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên TT GDTX YÊN PHONG với học sinh.
+ Địa điểm, thời gian áp dụng: Áp dụng các giờ dạy học văn trong thời gian giảng dạy của năm học: 2012 – 2013; 2013 – 2014; 2014- 2015;
* Nội dung
Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động, tích cực của HS, coi “HS là bạn đọc sáng tạo”. Với luận điểm này, quá trình dạy học văn sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn, HS được trở thành người đọc văn đích thực, được nói lên tiếng nói cảm nhận, rung động nghệ thuật của mình; và hiệu quả tiếp nhận văn học của HS không chỉ được hình thành từ quá trình đối thoại với chính mình mà còn có sự đóng góp rất tích cực của quá trình đối thoại với những người đọc khác. Vì thế, thiết kế những giờ học đối thoại trong dạy học văn được coi là một hướng đi rất đáng chú ý, cụ thể:
+ GV cần phải xác định được phương pháp và hình thức đối thoại áp dụng trong mỗi tiết học, mỗi bài học khác nhau.
+ Tạo không khí dân chủ trong giờ học
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.
+ Giúp học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích và bình quá, áp dụng thực tiễn.
* Giá trị, kết quả đạt được
Qua nhiều năm áp dụng phương pháp này trong giờ dạy học văn, kết hợp với việc đưa tư liệu, hình ảnh, bài hát trong một số tác phẩm, số lượng học sinh thích học bộ môn do cá nhân tôi giảng dạy tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy việc áp dụng phương pháp này là điều vô cùng quan trọng và đúng đắn.
* Tuy nhiên, để phát huy vai trò tích cực của HS trong giờ học văn với phương pháp tổ chức đối thoại, đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt được tình hình cụ thể đối tượng HS theo từng khối, lớp học, không phải lớp nào cũng giống nhau.
Nhóm bộ môn cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề để tìm ra giải pháp dạy một số tác phẩm khó trong chương trình, luôn trau dồi, học hỏi và tìm tòi tư liệu, thông tin liên quan đến vấn đề qua bài học và giúp HS liên hệ được thực tế. Có như vậy giờ dạy văn mới thực sự hiệu quả.Dạy học văn khác với một số môn khoa học khác, đó là yêu cầu phải có một giọng nói thích hợp. Tuy nhiên thực tế còn nhiều giáo viên chưa có giọng văn truyền cảm.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Văn hào Nga Lev- Tolstôi
*Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong những năm gần đây, theo khảo sát thực tế và tình hình thi đại học, HS không còn tâm huyết và yêu thích bộ môn văn, số lượng thí sinh thi khối C cũng giảm hẳn. Trước tình hình đó, để tạo không khí và gieo vào lòng học sinh sự yêu thích học bộ môn văn là một thử thách đối với giáo viên. Mặc dù bộ giáo dục đã tiến hành thay sách và liên tục đòi hòi sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy của giáo viên nhưng không phải hoàn cảnh nào giáo viên cũng có thể làm được, nhất là với đối tượng HS TT GDTX YÊN PHONG. Bởi vậy cần tổ chức cho học sinh tham dự vào những tình huống mâu thuẫn văn học vào hành động sáng tạo với nhà văn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em phát hiện bộc lộ các quan điểm cách hiểu chủ kiến của riêng mình về các hiện tượng văn học về thế giới phá vỡ cách nghĩ “quen thuộc” của các em đã định hình ở một giới hạn nào đó hoặc thuần tuý giáo điều sách vở…Có như vậy các em mới phát huy vai trò chủ thể tiếp nhận của mình hay nói đúng hơn là chủ động tiếp nhận kiến thức trong giờ học văn. Nói theo chữ của Bùi Văn Nguyên là “tổ chức một cuộc đối thoại làm cho cả thầy và trò rực cháy lửa trong tâm hồn cùng nhau thông cảm với bài văn với tác giả bài văn”.
* Điều kiện áp dụng: Qua việc tìm hiểu thực trạng của việc học sinh trong giờ học văn và vai trò của giáo viên( nhất là cách dạy đối với đối tượng là học sinh TT GDTX YÊN PHONG). Từ đó lấy làm cơ sở thực tiễn để tìm ra biện pháp xử lí sao cho việc giảng dạy của mình đạt kết quả cao hơn.
+ Đối tượng áp dụng: Cách tổ chức giờ dạy học văn của giáo viên TT GDTX YÊN PHONG với học sinh.
+ Địa điểm, thời gian áp dụng: Áp dụng các giờ dạy học văn trong thời gian giảng dạy của năm học: 2012 – 2013; 2013 – 2014; 2014- 2015;
* Nội dung
Hiện nay, một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động, tích cực của HS, coi “HS là bạn đọc sáng tạo”. Với luận điểm này, quá trình dạy học văn sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, phong phú và sinh động giữa những người đọc văn trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Mối quan hệ giao tiếp thật sự giữa các chủ thể tiếp nhận văn học được xác lập, tất cả để hướng đến mục tiêu cao nhất là trong những giờ học văn, HS được trở thành người đọc văn đích thực, được nói lên tiếng nói cảm nhận, rung động nghệ thuật của mình; và hiệu quả tiếp nhận văn học của HS không chỉ được hình thành từ quá trình đối thoại với chính mình mà còn có sự đóng góp rất tích cực của quá trình đối thoại với những người đọc khác. Vì thế, thiết kế những giờ học đối thoại trong dạy học văn được coi là một hướng đi rất đáng chú ý, cụ thể:
+ GV cần phải xác định được phương pháp và hình thức đối thoại áp dụng trong mỗi tiết học, mỗi bài học khác nhau.
+ Tạo không khí dân chủ trong giờ học
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề.
+ Giúp học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích và bình quá, áp dụng thực tiễn.
* Giá trị, kết quả đạt được
Qua nhiều năm áp dụng phương pháp này trong giờ dạy học văn, kết hợp với việc đưa tư liệu, hình ảnh, bài hát trong một số tác phẩm, số lượng học sinh thích học bộ môn do cá nhân tôi giảng dạy tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy việc áp dụng phương pháp này là điều vô cùng quan trọng và đúng đắn.
* Tuy nhiên, để phát huy vai trò tích cực của HS trong giờ học văn với phương pháp tổ chức đối thoại, đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt được tình hình cụ thể đối tượng HS theo từng khối, lớp học, không phải lớp nào cũng giống nhau.
Nhóm bộ môn cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề để tìm ra giải pháp dạy một số tác phẩm khó trong chương trình, luôn trau dồi, học hỏi và tìm tòi tư liệu, thông tin liên quan đến vấn đề qua bài học và giúp HS liên hệ được thực tế. Có như vậy giờ dạy văn mới thực sự hiệu quả.Dạy học văn khác với một số môn khoa học khác, đó là yêu cầu phải có một giọng nói thích hợp. Tuy nhiên thực tế còn nhiều giáo viên chưa có giọng văn truyền cảm.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Văn hào Nga Lev- Tolstôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Mạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)