Skkn tre bệnh tăng động - giảm chú ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Tuyền | Ngày 25/04/2019 | 259

Chia sẻ tài liệu: skkn tre bệnh tăng động - giảm chú ý thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
-------------------------------------
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2018 – 2019

Mã số
18


Sơ lược bản thân
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền Năm sinh: 1989
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP ngành giáo dục mầm non
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
Đơn vị: Trường mầm non Tân Thành
Tên sáng kiến: Một số biện pháp hòa nhập trẻ Tăng động – giảm chú ý vào môi trường lớp học, tại lớp lá 3 trường mầm non Tân Thành
Nội dung
Thực trạng trước khi có sáng kiến
Thực trạng
Trẻ em là mầm non của xã hội và gia đình, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ những năm tháng đầu đời vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ đến tận khi trưởng thành. Trẻ em thường hiếu động đó như là một dấu hiệu ngầm, một thước đo để cha mẹ đánh giá trẻ có thông minh hay không? Nhưng làm sao để biết con mình hiếu động hay tăng động, đây cũng là nhằm tưởng của đa số phụ huynh dẫn tới thực trạng trẻ bị rối loạn TĂNG ĐỘNG – GIẢM CHÚ Ý thường được phát hiện trễ.
Năm học này, tôi được phân công dạy lớp lá 3, tổng số trẻ là 35 trẻ, trong đó 20 bé trai và 15 bé gái. Thể trạng các cháu đa số tương đồng và thích nghi với môi trường lớp học, tuy nhiên có một bé trai không thể hòa nhập vào không gian lớp học, bé thường hay chạy ra cổng, chạy lung tung hết lớp này đến lớp khác, la hét bất thường đó là bé Nguyễn Trần Tấn Phát. Từ chia sẻ của phụ huynh Phát thì em mắc chứng Tăng động – giảm chú ý do bệnh viện Tâm thần Trung Ương II chẩn đoán
Trước tình hình như vậy, việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động giảm chú ý của lớp mình, tôi thấy được những điểm mạnh và hạn chế như sau:
+ Mặt mạnh:
Phụ huynh nhiệt tình đóng góp xây dựng phương pháp để giáo dục trẻ mắc bệnh, đa số các phụ huynh khác cùng lớp cũng thông cảm chia sẻ cùng nhau
Ban giám hiệu hỗ trợ nhiệt tình khi giáo viên cần, sắp xếp sỉ số tương đối để 2 cô có thể giáo dục tốt cho trẻ mắc bệnh
+ Hạn chế:
Bé mắc bệnh thường xuyên chạy lung tung, chưa theo một quy tắc nào của lớp, không tập trung được lâu và không thích những nơi có nhiều âm thanh – tiếng động, hay héc lớn bất thường
Trường chưa có trang thiết bị hỗ trợ riêng cho trẻ mắc bệnh tăng động – giảm chú ý
Phụ huynh còn e ngại chưa dám mạnh dạn chia sẻ thực hình trẻ ở nhà
Kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật ở giáo viên còn hạn chế
1.2. Nguyên nhân
- Do trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý nên khả năng tập trung chú ý kém, bốc đồng, không tuân theo sự hướng dẫn của cô, quy định của lớp và ngôn ngữ chậm phát triển.
- Là trường mầm non, nên đặt thù của trường chưa trang bị được những phương tiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật.
- Mặc cảm với mọi người xung quanh và ngay cả với cô giáo của trẻ, nên phụ huynh chưa hoàn toàn chấp nhận con bệnh từ đó chưa chia sẻ hết những biểu hiện thực của trẻ ở nhà
- Giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
Tính mới của sáng kiến (các biện pháp đã thực hiện)
Từ những nguyên nhân trên, và được sự cho phép của phụ huynh bé tôi nghiên cứu và đề ra một vài biện pháp để hòa nhập cho trẻ vào lớp học của mình đạt hiệu quả hơn
. Sắp xếp chổ ngồi:
Khi tiếp nhận trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, điều đầu tiên giáo viên nên đặc biệt chú ý đó là việc sắp chỗ cho trẻ ngồi, cho trẻ ngồi học ở phía trên gần tầm nhìn và quan sát của cô, trẻ nên được ngồi xen kẽ với những bạn có bản chất điềm đạm, nhẹ nhàng. Hạn chế tiếp xúc, gần gũi với nhóm trẻ hiếu động, tăng động dễ dẫn đến đùa nghịch la hét cùng lúc và mức độ sẽ nặng hơn.
Ví dụ: Phát trong lớp sẽ được ngồi ở vị trí tổ 1, gần 1 bạn trai có tính cách điềm đạm và 1 bạn gái
2.2. Giao cho trẻ nhiệm vụ ít - đơn giản thường xuyên lặp lại
Vào lớp học, từng trẻ một sẽ có những tính cách và khả năng riêng biệt, nhằm đánh giá năng lực cũng như khả năng học tập của trẻ như thế nào giáo viên sẽ phân công cho trẻ những nhiệm vụ khác nhau. Riêng đặc biệt với trẻ mắc chứng tăng động – giảm chú ý thì giáo viên không nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 19
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)