Skkn:toán 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Chánh | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: skkn:toán 8 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tên đề tài : “ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của một tiết lý thuyết hình học lớp 8”.

PHẦN B- NỘI DUNG
Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm có:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Những khó khăn.
3/ Những giải pháp khắc phục khó khăn.
4/ Kết quả đạt được.
5/ Kết luận.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Xã hội càng phát triển thì người ta càng quan tâm và cũng đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Nghị quyết TW lần thứ VI về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Rõ ràng việc đi tìm những phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà trường nói chung, giáo viên toán nói riêng.
Để phù hợp với yêu cầu trên ngoài thay đổi về SGK thì người giáo viên cũng luôn điều chỉnh đổi mới và học hỏi kiến thức, phương pháp dạy học sao cho mỗi tiết học để học sinh hiểu bài và vận dụng vào quá trình làm bài tập.
Thực tế qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự các tiết dạy của đồng nghiệp tôi vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm và đã có một số phương pháp dạy học để đạt những yêu cầu trên.
Từ đó dẫn đến tôi chọn đề tài là: “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của một tiết lý thuyết hình học lớp 8”.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN :
Do môn toán là môn học công cụ, được sử dụng rộng rãi trong việc học tập các môn học khác và trong đời sống. Học toán không phải chỉ để lĩnh hội một số tri thức mà điều quan trọng hơn là phải biết vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt là những phương thức tư duy cần thiết. Nên đối tượng khó hiểu, học sinh không dễ dàng nắm kiến thức sau khi học. Trong khi đó:
+ Đa số học sinh không chuẩn bị bài ở nhà.
+ Học sinh có thói quen học thuộc lòng các định nghĩa, định lý chưa phiên dịch từ ngôn ngữ thông thường sang các ngôn ngữ có tính chất trực quan của toán học như ngôn ngữ vẽ hình, ngôn ngữ kí hiệu.
+ Đặc biệt học sinh chưa có cách vận dụng một định lí đã học và một dạng bài tập nào?
+ Ngoài ra học sinh chưa co ý thức tích cực trong thảo luận nhóm
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN :
Các tri thức, kĩ năng toán học được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ về mặt lôgic.Nếu học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới thì rất khó hoặc thậm chí khó tiếp thu bài mới. Vì vậy việc củng cố phải diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học phải đảm bảo lấp kính các lỗ hỏng làm cho học sinh nắm vững từng móc xích của hệ thống tri thức, kĩ năng móc xích này làm tiền đề cho móc xích kia. Do vậy giáo viên cần có những biện pháp sau:
Phương pháp dạy định nghĩa, định lí phù hợp với từng đối tượng học sinh sao cho hiểu, nhớ lâu và vận dụng đúng.
Câu hỏi đặt ra phải gây hứng thú, đam mê học toán của học sinh.
Phương pháp thảo luận nhóm phải đạt hiệu quả.
Ngoài ra giáo viên cần phải nắm được tâm lí của học sinh. Cụ thể từng biện pháp là:
1. Phương pháp dạy định lí:
Trong dạy học định lí ta cần giúp học sinh củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh tập luyện những hoạt động như:
Nhận dạng và thể hiện định lí.
Hoạt động ngôn ngữ.
Khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa định lí,…
+ Nhận dạng là xem xét một tình huống cho trước có ăn khớp với một định lí nào đó hay không.Thể hiện là tạo ra một tình huống phù hợp với định lí cho trước.
Ví dụ: Cho hình vẽ bên, có AM // BN // CP //DQ. Với giả thuyết đó, ta có thể suy ra những đẳng thức đúng nào trong các đẳng thức sau:


A M

B N

C P

D Q


+ Hoạt động ngôn ngữ: Về mặt ngôn ngữ lôgic, cần chú trọng phân tích cấu trúc lôgic củng như phân tích nội dung định lí nhằm phát triển năng lực diễn đạt độc lập những ý nghĩ của mình.
Ví dụ: “Một đường thẳng a không nằm trên mặt phẳng ( P ) và song song với đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng a song song với mặt phẳng (P)”, (hình học 8- tập II).
Học sinh có thể tập phát biểu theo những cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Chánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)