SKKN tin hoc 10 hay
Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Điệp |
Ngày 25/04/2019 |
55
Chia sẻ tài liệu: SKKN tin hoc 10 hay thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới.
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH”, nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về cấu trúc của một máy tính để bàn(Personal Computer), nhưng nếu chỉ dạy học theo phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung được một máy tính để bàn nó như thế nào?. Tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có về máy tính để bàn để mô tả một cách trực quan cho học sinh.
Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG BẢNG CÁC THIẾT BỊ VẬT LÍ MÁY TÍNH ĐỂ MÔ TẢ TRỰC QUAN ”. Các thiết bị vật lí của một máy tính để bàn được đặt lên một bảng mica nhỏ(kích cớ 50 x 110 cm), để học sinh dễ dàng quan sát khi học Bài 3, Tin học 10.
Do lần đầu tiên thực hiện làm sáng kiến kinh nghiệm, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý để lần sau làm tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Các thiết bị như Bảng mạch chủ, CPU, RAM, ROM, Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa Flash, Nguồn, Bàn phím, Chuột, Vỉ mạch, Các cáp, … được bố trí trên một bảng nhỏ, gọn dễ dàng di chuyển đến các lớp học. Khi được học bài này học sinh sẽ biết được các bộ phận vật lí của máy tính và có thể phát biểu được rằng “Máy tính thật là đơn giản” _ Tiêu đề của các cuốn sách của Dương Mạnh Hùng, một mặt học sinh sẽ tò mò, thắc mắc nảy sinh tình huống có vấn đề và các em sẽ tự mình giải quyết vấn đề(hoặc nhờ các thầy cô giúp đỡ).
III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên liên tục cũng là nhiệm vụ chính trị của mỗi giáo viên, nhưng cần phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn và phù hợp với nhà trường trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể: thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm,v.v… phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực phần cứng máy tính.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các linh kiện vật lí và kết hợp với diễn giải để cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số kỹ thuật trên các thiết bị của máy tính, phân loại được các bộ phận quan trọng trong các bộ phận của máy tính. Đồng thời học sinh biết những lỗi phần cứng thường gặp khi thực hành tại phòng máy.
Ngoài ra, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm này còn để phục vụ cho những năm dạy tiếp theo.
B. PHẦN NỘI DUNG
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BẢNG CÁC THIẾT BỊ VẬT LÍ MÁY TÍNH ĐỂ MÔ TẢ TRỰC QUAN
A. Cơ sở lí luận: Khi học sinh học bài học Bài 3. “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH” tiết PPCT 5, 6, 7 và quan sát hình vẽ “SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH” trong sách giáo khoa Tin học 10(Hình 10) trang 19. Học sinh đã có rất nhiều nhầm lẫn và trừu tượng về máy tính, nhất là khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Ví dụ như sơ đồ cấu trúc máy tính dưới đây:
Khi dạy bài này, giáo viên đưa ra các câu hỏi sau đây:
Câu hỏi 1: Em hãy quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận?
Thoạt đầu, học sinh sẽ trả lời là gồm có 4 bộ phận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Điệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)