Skkn Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Anh Thơ |
Ngày 10/10/2018 |
91
Chia sẻ tài liệu: skkn Tiếng Việt thuộc Âm nhạc 5
Nội dung tài liệu:
Giúp học sinh khắc phục lỗi viết sai vị trí dấu thanh
từ việc dạy học vần ở lớp 1
I. Đặt vấn đề.
Sinh thời bác Phạm Văn Đồng đã nói : "Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người". Thật vậy , nét chữ thể hiện tính cách con người và thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Ngày nay, chất lượng chữ viết của học sinh là một vấn đề đang được nhiều người trong và ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo quan tâm, lo lắng. Cấp học Tiểu học là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông, ngoài việc cung cấp cho học sinh kiến thức về tự nhiên, xã hội, khoa học…, còn một hoạt động cũng không kém phần quan trọng đó là rèn luyện chữ viết cho các em. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 1, chữ viết chính là điểm khởi đầu để giúp các em hình thành nhân cách và tiếp cận với kiến thức. Nhưng phải làm sao cho các em viết đúng, viết đẹp? Đó cũng là một trăn trở của tôi trong suốt quá trình dạy học.
Thực tế khi dạy các lớp ở Tiểu học, tôi thấy học sinh còn viết sai một số lỗi về chính tả, nhất là lỗi ghi sai vị trí dấu thanh. Mặc dù các em đã được giáo viên chỉ bảo tận tình nhưng vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Và thường khi chữa lỗi, học sinh còn có những thắc mắc: Tại sao lại đặt dấu thanh như vậy? Tại sao không đặt bên phải? Tại sao không đặt bên trái hay giữa tiếng? ...
Từ những nhận thức trên, khi nghiên cứu đề tài này tôi hi vọng góp phần giúp học sinh khắc phục lỗi viết sai vị trí dấu thanh thông qua tiết dạy học vần ở lớp 1.
II. Giải quyết vấn đề.
A. Cở sở lý luận và thực tiễn của vấn đề.
Sở dĩ tôi đưa ra vấn đề nêu trên là dựa trên những cơ sở sau:
a. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh Tiểu học.
Học sinh Tiểu học có đặc điểm nhanh nhớ, nhanh thuộc nhưng mau quên. Mỗi kiến thức cung cấp cho học sinh phải được nhắc lại nhiều lần và tăng dần về mức độ từ dễ đến khó. Việc nhắc lại nhiều lần sẽ giúp các em có thể khắc sâu hơn kiến thức và phù hợp với tư duy của trẻ. Mặt khác, học sinh Tiểu học vốn có tính tò mò, các em thường đặt ra câu hỏi "Tại sao?", "Thế nào?" và muốn được giải đáp.
b. Về cấu trúc của tiếng Việt.
Cấu trúc của tiếng Việt bao gồm:
Dấu thanh
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Từ cấu trúc trên vận dụng dạy học sinh khi phân tích vần và tiếng, giúp học sinh thấy rõ vị trí của dấu thanh là đặt trên hoặc dưới âm chính.
c. Yêu cầu dạy viết ở lớp 1.
Viết chữ:
+ Kiến thức: tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh, viết các chữ cái vừa và cỡ nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn, cỡ vừa theo mẫu chữ quy định, tập viết số đã học.
+ Viết chính tả:
* Hình thức chính tả: Tập chép, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.
* Luyện viết các vần khó, các chữ mở đầu bằng g/gh, ng/ngh, c/k
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Anh Thơ
Dung lượng: 84,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)