SKKN: TÍCH HỢP KTLM V - S - Đ TRONG GIẢNG DẠY T1 - B14 - GDCD 10.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Triển | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: SKKN: TÍCH HỢP KTLM V - S - Đ TRONG GIẢNG DẠY T1 - B14 - GDCD 10.doc thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Nghĩa Hưng, ngày 23 tháng 5 năm 2014

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VĂN - SỬ - ĐỊA...
TRONG GIẢNG DẠY TIẾT 1 - BÀI 14 - GDCD 10

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; đồng thời không chỉ giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, mà còn thay đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của xã hội về môn học này.
Trong những năm gần đây, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân - một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Hiện nay, khi mà tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đang được các nước phát triển sử dụng phổ biến thì ở nước ta nguyên tắc này còn khá xa lạ và mới mẻ, thậm chí nhiều giáo viên còn không biết đến khái niệm, bản chất của dạy học tích hợp là gì? Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng chỉ rõ phương thức, kỹ thuật, hay tất cả những nội dung nào cần được tích hợp; cũng như không đưa ra một giáo án tích hợp hoàn chỉnh nào đó mà chỉ giới thiệu những nội dung cần và nên được tích hợp trong một tiết học cụ thể, đó là: Tích hợp kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa... trong giảng dạy Tiết 1 - Bài 14 - Giáo dục công dân 10.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.
Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Triển
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)