SKKN Tập Viết Lớp 1,2
Chia sẻ bởi Dương Thuyết Giang |
Ngày 11/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: SKKN Tập Viết Lớp 1,2 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
HÂN HOAN CHÀO ĐÓN QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ TẬP VIẾT !
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1, 2”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong khí thế thi đua sôi nổi phong trào: “Giữ gìn vở sạch-Viết chữ đẹp” của ngành. Hàng năm phong trào ấy dấy lên như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Được sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội. Đặc biệt là sự ủng hộ và đồng thuận của các bậc phụ huynh, sự tích cực tham gia của học sinh cùng sự chung tay của quý thầy cô đã tạo nên một ngày hội tưng bừng, ngày hội của tri thức, ngày hội khoa học và kĩ thuật. Song bên cạnh đó nhiều thế hệ thầy cô giáo mà đặc biệt là đối với giáo viên khối 1 chúng tôi rất trăn trở
Tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành nhân cách HS. Đây là bậc học mà giáo viên đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với học sinh lớp 1.
khi xem tập sau khi dạy các em viết thì một số học sinh chữ viết các em chưa đạt yêu cầu, viết sai, viết xấu, viết chậm, viết nguệch ngoạc, ngã, nghiêng tùy tiện. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến các môn học khác.
Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó. Với ý nghĩa này, tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt. Đó là dạy cho các em đọc thông viết thạo. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất như: tính cẩn thận,lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác. Bên cạnh đó chữ viết đẹp còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem, chiếm cảm tình sâu sắc đến người đọc.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn”
Xác định được tầm quan trọng của chữ viết, trong những năm qua bản thân không ngừng rèn luyện và hướng dẫn HS ở lớp cũng như ở trường với mong ước làm sao giúp các em viết đúng mẫu, viết đẹp tạo nguồn cho trường, cho ngành tham gia hội thi “ Giữ gìn vở sạch-Viết chữ đẹp” các cấp đạt chất lượng cao, và cũng hy vọng ở năm học này và những năm học tiếp theo khi tham gia hội thi có nhiều HS đạt giải.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Nội dung, yêu cầu dạy học tập viết 1, 2:
Tập viết là phân môn có tính thực hành. Trong chương trình không có tiết lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kĩ năng. Viết chữ trong phân môn tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết.
Đối với HS lớp 1: Trọng tâm dạy viết các nét cơ bản, chữ cái cữ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ. Tô các chữ hoa và viết các chữ số theo cỡ vừa. Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường; ghi dấu thanh đúng vị trí.
Hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng.
Đến lớp 2: luyện cho các em viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ. Luyện viết chữ thường cỡ nhỏ. Biết viết đúng và đều nét các chữ thường, chữ hoa; Viết liền mạch và để khoảng cách hợp lí giữa các chữ ghi tiếng. Nội dung yêu cầu là thế, tuy nhiên trong quá trình rèn luyện thường gặp không ít khó khăn và một vài thuận lợi như sau:
2/ Những thuận lợi và khó khăn:
a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Sự hỗ trợ của phụ huynh HS
- Sự đam mê, thích thú của HS.
b/ Khó khăn:
* GV:
- Tài liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng như các môn học khác.
- Không có thời gian để bồi dưỡng HS (bận dạy 2 buổi/ ngày)
- Chưa được dự tiết tập viết mẫu để rút kinh nghiệm.
* HS :
- Một số phụ huynh chưa phối hợp với GV để rèn chữ viết cho các em.
- Không ít HS còn cẩu thả khi viết.
- Có một số em cầm viết tay trái (vì thói quen khi ở nhà).
- Ít có thời gian để rèn luyện (bận học các môn học khác)
- HS tuổi nhỏ các em học dễ nhớ, mau quên đôi lúc các em lười viết, viết một lúc các em lại mõi mệt, chán nản…
- Vì lần đầu các em tiếp xúc với chữ viết nên khi viết uyển chuyển rất khó có khi rách giấy mà chưa hình thành con chữ.
- Một số em đã qua mẫu giáo nhưng vẫn chưa biết cách cầm bút để viết.
3/ Những điều kiện cần thiết khi rèn chữ viết:
a/ Ánh sáng phòng học:
Phòng học phải có đủ ánh cho tất cả HS ngồi học.
b/ Bảng lớp:
Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải.
c/ Bàn ghế HS:
Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng HS. Tỉ lệ chiều cao của bàn và ghế phải tương xứng để khi ngồi khuỷu tay các em ngang với mặt bàn.
d/ Bảng, phấn viết, khăn lau tay, bút viết, vở tập viết và tập rèn chữ viết: phải đầy đủ và đúng qui định.
* Bảng con: Khối 1 chúng tôi kẻ bảng con thành 4 hàng cho cả lớp trước khi bắt đầu viết
– GV đưa bảng mẫu.
* Phấn viết: Tôi yêu cầu HS sử dụng phấn không bụi để tránh nguy hiểm. Phấn phải đựng trong hộp không bẩn cặp.
* Khăn lau tay: Mỗi HS phải có khăn lau tay, khi viết bảng xong phải lau tay sạch sẽ.
* Bút viết: Nếu viết bút chì tôi kiểm tra ngòi bút trước khi viết, ngòi viết phải nhỏ, nhọn. Viết mực thì tùy ý thích của HS
* Vở tập viết: Vở tập viết đúng theo qui định của bộ Giáo dục.
* Tập luyện viết: Tập giấy dày, độ bóng tương đối tránh bóng quá trơn khó viết, giấy mỏng sẽ bị lan mực, dễ rách.
4/ Phương pháp dạy tập viết:
Thường chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp trực quan:
Mẫu chữ và chữ viết là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết, giúp HS khắc sâu biểu tượng về chữ bằng nhiều con đường:
kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Mà tiêu chuẩn cơ bản của các chữ mẫu là phải đúng mẫu qui định rõ rạng và đẹp. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
- Chữ mẫu của GV viết trên bảng phải đẹp, đúng mẫu, rõ ràng sẽ giúp HS nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh và đẹp.
- GV dẫn dắt HS tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích thước, so sánh nét giống và khác giữa các chữ cái đã học với chữ đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, GV có thể đặt câu hỏi: Chữ a gồm có bao nhiêu nét? Là những nét nào? Chữ a có mấy ô li? Độ rộng của chữ là bao nhiêu?....
Với những câu hỏi khó GV cần định hướng cách trả lời cho các em.
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
c. Phương pháp luyện tập:
- Phương pháp này thật quan trọng GV phải tiến hành từ dễ đến khó để HS dễ tiếp thu. Trước tiên các em cần nhận dạng và viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ theo quy định. Khi HS luyện tập chữ viết GV luôn luôn chú ý uốn nắn tư thế ngồi, cầm viết đến các nét khi các em viết. Chú ý sửa sai kịp thời khi viết bảng con để khi viết vào vở tránh sai sót.
Về chất lượng chữ viết ở các môn học khác cũng rất cần thiết và quan trọng. Có như thế việc luyện tập viết chữ mới được cũng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người GV cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề, mến trẻ.
Do đó vào những ngày đầu năm học chúng tôi tiến hành: Hướng dẫn các thuật ngữ hằng ngày sử dụng và yêu cầu các em ghi nhớ:
Điểm dừng bút
Điểm đặt bút
* Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút có thể chạm dòng kẻ ngang hoặc không chạm đường kẻ ngang.
* Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ:
*Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
* Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: e nối với n; x nối với inh.
* Kĩ thuật lia bút: Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
Ví dụ: l nối với a; s nối với en.
* Kĩ thuật rê bút: Viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết
Ví dụ: t (viết nét từ trái xiên phải rồi rê bút xổ nét móc phải, lia bút viết nét gạch ngang.
* Xác định tọa độ và chiều hướng chữ: Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại in nhạt hơn). Ta kí hiệu đường kẻ trên là số 1, 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.
Ví dụ:
Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm đinh hướng.
Đường kẻ dọc
Xác định chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô vuông của khung chữ mẫu để phân tích cách viết.
* Hướng dẫn tư thế ngồi viết:
Khi ngồi viết, HS phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 25cm đến 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
GV thực hiện ngồi đúng tư thế - HS quan sát.
Cả lớp luyện tập.
Gọi một số HS làm mẫu các bạn ngắm nhìn tư thế ngồi của nhau, góp ý và sửa dáng ngồi cho nhau. GV theo dõi biểu dương, uốn nắn.
* Luyện cách cầm bút:
Khi viết, HS cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay giữa bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đối đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
GV làm mẫu cho cả lớp xem, xong GV yêu cầu HS thực hiện.
Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 (nghiêng về bên phải). Sở dĩ như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.
GV theo dõi từng HS uốn nắn kịp thời.
*Hướng dẫn vị trí đặt vở khi viết:
GV làm mẫu – Yêu cầu HS thực hiện đúng các thao tác.
Mỗi bước GV đều thực hành mẫu và gọi HS thực hiện nhiều lần có kiểm tra, uốn sửa kịp thời và hàng ngày khi các em viết bất cứ môn học nào GV cũng thường theo dõi, nhắc nhở để các em trở thành thói quen khi ngồi học.
5/ Thực hành:
Lớp1:
* Đối với HS trong lớp dựa vào SGK dạy đúng theo chương trình qui định. Riêng những em chọn bồi dưỡng tham gia phong trào vở sạch chữ đẹp chúng tôi có các biện pháp sau:
Sau khi hướng dẫn các em nắm vững tư thế ngồi viết, cầm viết, để tập khi viết cũng như các phương pháp thường sử dụng khi viết. GV tiến hành theo trình tự sau:
- Kẻ hàng trên bảng lớp hướng dẫn HS nhận biết về đường kẻ, đơn vị…
Hướng dẫn các em biết 2 ô li gọi là 1 đơn vị; 5 ô li gọi là 2 đơn vị rưỡi. Chữ viết lớn các nét cong, nét móc… viết 2 ô ( 1 đơn vị) riêng nét khuyết trên, khuyết dưới là 5 ô ( 2 đơn vị rưỡi)
Yêu cầu HS quan sát sách tập viết.
-Dạy cho các em nắm vững và thực hành thành thạo các nét cơ bản : Đây là các nét rất quan trọng vì chính các nét này kết hợp sẽ tạo thành chữ cái. Nếu chúng ta hướng dẫn các em kĩ thì khi dạy viết chữ cái sẽ thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Ví dụ:
. Giới thiệu các nét cơ bản cho HS quan sát.
- Chỉ và nêu tên từng nét: Nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên phải, xiên trái, nét móc xuôi, móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, cong hở trái, cong kính, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt…
- Hướng dẫn HS về độ cao, độ rộng của từng nhóm nét cơ bản. Ví dụ: nhóm nét cong thường có độ cao 1 đơn vị. Nhóm nét khuyết có độ cao 2 đơn vị rưởi.
- Dạy cho các em viết: Dạy các em viết từng nét một (từ dễ đến khó) Bắt đầu từ nét gạch ngang giống như sách tập viết.
GV giới thiệu tên nét luyện viết.
GV viết mẫu - Hướng dẫn kĩ điểm đặt bút, điểm dừng bút.
- Nét cần viết đậm, nhạt...
- Yêu cầu HS viết trên không, viết bảng con – GV quan sát từng HS kịp thời uốn nắn sửa sai.
- Cho các em viết tập luyện viết (mỗi nét có thể dạy các em viết 1 trang hoặc nhiều hơn, viết khi nào các em viết đúng mẫu, thành thạo). Khi các em viết tôi theo dõi từng em để nhắc nhở kịp thời.
- Luyện viết chữ cái:
Khi các em đã nắm vững và viết đúng các nét cơ bản chúng tôi hướng dẫn các em viết chữ cái. Sắp xếp các chữ cái theo 5 nhóm: Từ đó các em sẽ dễ nhớ, dễ rèn luyện và luyện nhiều lần các em sẽ thành thạo hơn mà không nhàm chán.
Mỗi nhóm chữ tôi luyện cho các em viết khoảng một tuần. Viết đến khi nào các em viết thật đúng mẫu mới thôi. Đặt biệt chữ cái thể hiện rõ nét đậm, nét nhạt, nhắc nhở để các em dễ nhớ thường nét thẳng là nét đậm, có một vài trường hợp nét cong cũng là nét đậm.
+ Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o , ô , ơ , e, ê , x.
+ Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc ( hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ,
+ Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: I, t, u, ư, p, m, n.
+ Nhóm 4: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết( hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
+ Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r, v, s.
- Luyện viết liền mạch:
Khi các em thực hiện tương đối thành thạo chữ cái bắt đầu rèn viết liền mạch.
Chúng tôi đưa ra một vài ví dụ và minh họa trên bảng để HS nhận biết. Sau đó gọi HS lên bảng viết một vài từ theo yêu cầu.
Ví dụ: chữ liền, mẹ, như, chú…
Khi chuẩn bị cho các em viết vào vở thì lúc nào GV cũng nhắc nhở các em tránh bôi xóa, làm dơ bẩn, rách tập, luôn giữ tập sạch sẽ. Đến khi sử dụng viết mực chúng tôi khuyên các em nên chọn một màu mực không nên nhiều màu nhìn không đẹp mắt. Viết cẩn thận, hạn chế tối đa sai sót. Khi sai không nên bôi sẽ rách tập mà dùng viết chì và thước gạch ngang chữ viết sai rồi viết lại chữ đúng bên cạnh.
Lớp 2:
Các em đã quen viết đúng mấu chữ viết thường chỉ cần chúng ta nhắc nhở các em sẽ viết đẹp. Riêng chữ hoa các em bắt đầu luyện viết nên gặp nhiều khó khăn. Tôi chia ra làm nhiều nhóm ( mỗi nhóm có điểm chung nét tương đối giống nhau)
+ Nhóm 1: A, Ă, Â, M, N
+ Nhóm 2: P, B, R, D, Đ
+ Nhóm 3: C, G, L, S, E, Ê
+ Nhóm 4: U, Ư, Y, X
+ Nhóm 5: I, K, H, V, T
Mỗi khi luyện viết chúng tôi đều đính chữ mẫu cho các em quan sát. Dùng phương pháp gợi mở dẫn dắt các em tìm hiểu thật chi tiết các nét từ điểm đặt bút tới khoảng cách tọa độ các nét đến khi dừng bút.
Khi các em có chung nhận xét GV chốt lại và viết mẫu lên bảng để HS quan sát.
Sau đó GV cho các em viết trên không nhiều lần cho quen tay (các em hình dung được nét cần phải viết)
Kế tiếp GV yêu cầu các em viết vào bảng con. GV theo dõi từng em, uốn nắn sửa sai kịp thời.
Luyện viết vào tập, vào vở.
Từ niềm say mê luyện viết yêu thích chữ đẹp nên kết quả như sau:
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau nhiều năm miệt mài và nổ lực của bản thân cũng như của tất cả HS mang lại kết quả sau:
- Mỗi năm lớp có nhiều HS vở sạch chữ đẹp.
- Có nhiều HS tham gia hội thi: “Giữ gìn vở sạch- Viết chữ đẹp” đạt cấp trường, cấp huyện.
- Với kết quả nêu trên khối xin ghi nhận một vài kinh nghiệm sau.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi viết: thiếu nét, thừa nét, sai nét, khoảng cách, sai dấu, sai mẫu chữ, sai cỡ chữ, sai chính tả, sai trình bày, sai tốc độ, ...
- Nguyên nhân và cách khắc phục:
+ Thiếu nét: Do thói quen của HS chưa viết hết nét đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết các nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho HS thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ HS vừa viết thiếu.
+ Thừa nét: Lỗi này do HS viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu HS viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. GV hướng dẫn HS quy trình viết chữ cái đó.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do HS cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo, gây sai nét. GV nhắc nhở HS cách cầm bút.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những HS viết hay nhấc bút không viết liền mạch, đưa tay không đều. GV giúp HS kĩ thuật viết liền mạch đưa tay đều.
. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong 1 chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa 2 chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới ghi dấu chữ và dấu ghi thanh.
Ví dụ: Viết chữ: thường
Hướng dẫn viết: th – u – o – ng – thuong (liền mạch) xong mới để dấu t, ư, ơ, dấu huyền – thường.
+ Dấu chữ, dấu thanh: HS thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận, mặc khác do GV không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này GV quy định cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng ½ đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ 2. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Muốn có được thành quả tốt đẹp không chỉ do nổ lực của bản thân mà có được mà đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều phía.
* Về nhà trường:
- Được sự quan tâm , hổ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Cơ sở vật chất phải đáp ứng nhu cầu.
* Với phụ huynh:
- Phải có sự nhiệt tình ủng hộ của bậc phụ huynh. Luôn tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng, không gây áp lực cho HS.
* Giáo viên:
- GV phải có tâm với nghề, có nhiệt huyết với công việc, có lòng kiên trì, nhẫn nại , không ngại khó, không trùng bước. Hết lòng vì HS thân yêu.
Viết chữ đúng mẫu, thường xuyên trau dồi chữ viết để chữ viết ngày đẹp hơn.
- Hướng dẫn phải rõ ràng, kĩ từng chi tiết. Đối với lớp 1 khoảng cách giữa các tiếng là bằng chữ o.
- Luôn biểu dương, khen thưởng gây hướng thú cho HS.
- Quan sát nhanh, phát hiện kịp thời những sai sót uốn sửa đúng lúc
* Học sinh:
- Có lòng đam mê luyện chữ, biết yêu thích chữ đẹp.
- Không ngại khó, phải kiên nhẫn, có đức tính kĩ càng, cẩn thận.
V. KẾT LUẬN:
Việc rèn chữ viết cho HS đạt kết quả tốt không phải là thời gian ngắn mà chúng ta có được. Mà đó là kết quả của quá trình rèn luyện của thầy và trò, dưới sự dìu dắt, hướng dẫn tận tình của GV cùng với sự quan tâm của PHHS.
Chuyên đề này do PGD mở mà GV khối 1 chúng tôi được dự. Vì thời gian có hạn nên khối chúng tôi đã chỉnh sửa lại một phần nào so với hiện tại mà khối đã thực hiện.
Vậy rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, để chúng tôi rút kinh nghiệm và rèn chữ viết cho các em ngày được tốt hơn.
Kính chúc quý thầy cô và gia đình vui vẻ, thành công trong công tác !
Chân thành cảm ơn quý thầy cô !
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1, 2”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong khí thế thi đua sôi nổi phong trào: “Giữ gìn vở sạch-Viết chữ đẹp” của ngành. Hàng năm phong trào ấy dấy lên như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Được sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội. Đặc biệt là sự ủng hộ và đồng thuận của các bậc phụ huynh, sự tích cực tham gia của học sinh cùng sự chung tay của quý thầy cô đã tạo nên một ngày hội tưng bừng, ngày hội của tri thức, ngày hội khoa học và kĩ thuật. Song bên cạnh đó nhiều thế hệ thầy cô giáo mà đặc biệt là đối với giáo viên khối 1 chúng tôi rất trăn trở
Tiểu học là bậc học nền tảng cho việc hình thành nhân cách HS. Đây là bậc học mà giáo viên đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là đối với học sinh lớp 1.
khi xem tập sau khi dạy các em viết thì một số học sinh chữ viết các em chưa đạt yêu cầu, viết sai, viết xấu, viết chậm, viết nguệch ngoạc, ngã, nghiêng tùy tiện. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến các môn học khác.
Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó. Với ý nghĩa này, tập viết không những có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt. Đó là dạy cho các em đọc thông viết thạo. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất như: tính cẩn thận,lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác. Bên cạnh đó chữ viết đẹp còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem, chiếm cảm tình sâu sắc đến người đọc.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn”
Xác định được tầm quan trọng của chữ viết, trong những năm qua bản thân không ngừng rèn luyện và hướng dẫn HS ở lớp cũng như ở trường với mong ước làm sao giúp các em viết đúng mẫu, viết đẹp tạo nguồn cho trường, cho ngành tham gia hội thi “ Giữ gìn vở sạch-Viết chữ đẹp” các cấp đạt chất lượng cao, và cũng hy vọng ở năm học này và những năm học tiếp theo khi tham gia hội thi có nhiều HS đạt giải.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Nội dung, yêu cầu dạy học tập viết 1, 2:
Tập viết là phân môn có tính thực hành. Trong chương trình không có tiết lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kĩ năng. Viết chữ trong phân môn tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết.
Đối với HS lớp 1: Trọng tâm dạy viết các nét cơ bản, chữ cái cữ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ. Tô các chữ hoa và viết các chữ số theo cỡ vừa. Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường; ghi dấu thanh đúng vị trí.
Hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng.
Đến lớp 2: luyện cho các em viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ. Luyện viết chữ thường cỡ nhỏ. Biết viết đúng và đều nét các chữ thường, chữ hoa; Viết liền mạch và để khoảng cách hợp lí giữa các chữ ghi tiếng. Nội dung yêu cầu là thế, tuy nhiên trong quá trình rèn luyện thường gặp không ít khó khăn và một vài thuận lợi như sau:
2/ Những thuận lợi và khó khăn:
a/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Sự hỗ trợ của phụ huynh HS
- Sự đam mê, thích thú của HS.
b/ Khó khăn:
* GV:
- Tài liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng như các môn học khác.
- Không có thời gian để bồi dưỡng HS (bận dạy 2 buổi/ ngày)
- Chưa được dự tiết tập viết mẫu để rút kinh nghiệm.
* HS :
- Một số phụ huynh chưa phối hợp với GV để rèn chữ viết cho các em.
- Không ít HS còn cẩu thả khi viết.
- Có một số em cầm viết tay trái (vì thói quen khi ở nhà).
- Ít có thời gian để rèn luyện (bận học các môn học khác)
- HS tuổi nhỏ các em học dễ nhớ, mau quên đôi lúc các em lười viết, viết một lúc các em lại mõi mệt, chán nản…
- Vì lần đầu các em tiếp xúc với chữ viết nên khi viết uyển chuyển rất khó có khi rách giấy mà chưa hình thành con chữ.
- Một số em đã qua mẫu giáo nhưng vẫn chưa biết cách cầm bút để viết.
3/ Những điều kiện cần thiết khi rèn chữ viết:
a/ Ánh sáng phòng học:
Phòng học phải có đủ ánh cho tất cả HS ngồi học.
b/ Bảng lớp:
Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải.
c/ Bàn ghế HS:
Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng HS. Tỉ lệ chiều cao của bàn và ghế phải tương xứng để khi ngồi khuỷu tay các em ngang với mặt bàn.
d/ Bảng, phấn viết, khăn lau tay, bút viết, vở tập viết và tập rèn chữ viết: phải đầy đủ và đúng qui định.
* Bảng con: Khối 1 chúng tôi kẻ bảng con thành 4 hàng cho cả lớp trước khi bắt đầu viết
– GV đưa bảng mẫu.
* Phấn viết: Tôi yêu cầu HS sử dụng phấn không bụi để tránh nguy hiểm. Phấn phải đựng trong hộp không bẩn cặp.
* Khăn lau tay: Mỗi HS phải có khăn lau tay, khi viết bảng xong phải lau tay sạch sẽ.
* Bút viết: Nếu viết bút chì tôi kiểm tra ngòi bút trước khi viết, ngòi viết phải nhỏ, nhọn. Viết mực thì tùy ý thích của HS
* Vở tập viết: Vở tập viết đúng theo qui định của bộ Giáo dục.
* Tập luyện viết: Tập giấy dày, độ bóng tương đối tránh bóng quá trơn khó viết, giấy mỏng sẽ bị lan mực, dễ rách.
4/ Phương pháp dạy tập viết:
Thường chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
a. Phương pháp trực quan:
Mẫu chữ và chữ viết là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết, giúp HS khắc sâu biểu tượng về chữ bằng nhiều con đường:
kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Mà tiêu chuẩn cơ bản của các chữ mẫu là phải đúng mẫu qui định rõ rạng và đẹp. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
- Chữ mẫu của GV viết trên bảng phải đẹp, đúng mẫu, rõ ràng sẽ giúp HS nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh và đẹp.
- GV dẫn dắt HS tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích thước, so sánh nét giống và khác giữa các chữ cái đã học với chữ đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, GV có thể đặt câu hỏi: Chữ a gồm có bao nhiêu nét? Là những nét nào? Chữ a có mấy ô li? Độ rộng của chữ là bao nhiêu?....
Với những câu hỏi khó GV cần định hướng cách trả lời cho các em.
b. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
c. Phương pháp luyện tập:
- Phương pháp này thật quan trọng GV phải tiến hành từ dễ đến khó để HS dễ tiếp thu. Trước tiên các em cần nhận dạng và viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ theo quy định. Khi HS luyện tập chữ viết GV luôn luôn chú ý uốn nắn tư thế ngồi, cầm viết đến các nét khi các em viết. Chú ý sửa sai kịp thời khi viết bảng con để khi viết vào vở tránh sai sót.
Về chất lượng chữ viết ở các môn học khác cũng rất cần thiết và quan trọng. Có như thế việc luyện tập viết chữ mới được cũng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người GV cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề, mến trẻ.
Do đó vào những ngày đầu năm học chúng tôi tiến hành: Hướng dẫn các thuật ngữ hằng ngày sử dụng và yêu cầu các em ghi nhớ:
Điểm dừng bút
Điểm đặt bút
* Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút có thể chạm dòng kẻ ngang hoặc không chạm đường kẻ ngang.
* Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ:
*Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.
* Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: e nối với n; x nối với inh.
* Kĩ thuật lia bút: Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
Ví dụ: l nối với a; s nối với en.
* Kĩ thuật rê bút: Viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết
Ví dụ: t (viết nét từ trái xiên phải rồi rê bút xổ nét móc phải, lia bút viết nét gạch ngang.
* Xác định tọa độ và chiều hướng chữ: Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại in nhạt hơn). Ta kí hiệu đường kẻ trên là số 1, 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.
Ví dụ:
Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm đinh hướng.
Đường kẻ dọc
Xác định chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô vuông của khung chữ mẫu để phân tích cách viết.
* Hướng dẫn tư thế ngồi viết:
Khi ngồi viết, HS phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 25cm đến 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
GV thực hiện ngồi đúng tư thế - HS quan sát.
Cả lớp luyện tập.
Gọi một số HS làm mẫu các bạn ngắm nhìn tư thế ngồi của nhau, góp ý và sửa dáng ngồi cho nhau. GV theo dõi biểu dương, uốn nắn.
* Luyện cách cầm bút:
Khi viết, HS cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay giữa bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đối đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
GV làm mẫu cho cả lớp xem, xong GV yêu cầu HS thực hiện.
Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 (nghiêng về bên phải). Sở dĩ như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.
GV theo dõi từng HS uốn nắn kịp thời.
*Hướng dẫn vị trí đặt vở khi viết:
GV làm mẫu – Yêu cầu HS thực hiện đúng các thao tác.
Mỗi bước GV đều thực hành mẫu và gọi HS thực hiện nhiều lần có kiểm tra, uốn sửa kịp thời và hàng ngày khi các em viết bất cứ môn học nào GV cũng thường theo dõi, nhắc nhở để các em trở thành thói quen khi ngồi học.
5/ Thực hành:
Lớp1:
* Đối với HS trong lớp dựa vào SGK dạy đúng theo chương trình qui định. Riêng những em chọn bồi dưỡng tham gia phong trào vở sạch chữ đẹp chúng tôi có các biện pháp sau:
Sau khi hướng dẫn các em nắm vững tư thế ngồi viết, cầm viết, để tập khi viết cũng như các phương pháp thường sử dụng khi viết. GV tiến hành theo trình tự sau:
- Kẻ hàng trên bảng lớp hướng dẫn HS nhận biết về đường kẻ, đơn vị…
Hướng dẫn các em biết 2 ô li gọi là 1 đơn vị; 5 ô li gọi là 2 đơn vị rưỡi. Chữ viết lớn các nét cong, nét móc… viết 2 ô ( 1 đơn vị) riêng nét khuyết trên, khuyết dưới là 5 ô ( 2 đơn vị rưỡi)
Yêu cầu HS quan sát sách tập viết.
-Dạy cho các em nắm vững và thực hành thành thạo các nét cơ bản : Đây là các nét rất quan trọng vì chính các nét này kết hợp sẽ tạo thành chữ cái. Nếu chúng ta hướng dẫn các em kĩ thì khi dạy viết chữ cái sẽ thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Tôi hướng dẫn cụ thể như sau:
Ví dụ:
. Giới thiệu các nét cơ bản cho HS quan sát.
- Chỉ và nêu tên từng nét: Nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên phải, xiên trái, nét móc xuôi, móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, cong hở trái, cong kính, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt…
- Hướng dẫn HS về độ cao, độ rộng của từng nhóm nét cơ bản. Ví dụ: nhóm nét cong thường có độ cao 1 đơn vị. Nhóm nét khuyết có độ cao 2 đơn vị rưởi.
- Dạy cho các em viết: Dạy các em viết từng nét một (từ dễ đến khó) Bắt đầu từ nét gạch ngang giống như sách tập viết.
GV giới thiệu tên nét luyện viết.
GV viết mẫu - Hướng dẫn kĩ điểm đặt bút, điểm dừng bút.
- Nét cần viết đậm, nhạt...
- Yêu cầu HS viết trên không, viết bảng con – GV quan sát từng HS kịp thời uốn nắn sửa sai.
- Cho các em viết tập luyện viết (mỗi nét có thể dạy các em viết 1 trang hoặc nhiều hơn, viết khi nào các em viết đúng mẫu, thành thạo). Khi các em viết tôi theo dõi từng em để nhắc nhở kịp thời.
- Luyện viết chữ cái:
Khi các em đã nắm vững và viết đúng các nét cơ bản chúng tôi hướng dẫn các em viết chữ cái. Sắp xếp các chữ cái theo 5 nhóm: Từ đó các em sẽ dễ nhớ, dễ rèn luyện và luyện nhiều lần các em sẽ thành thạo hơn mà không nhàm chán.
Mỗi nhóm chữ tôi luyện cho các em viết khoảng một tuần. Viết đến khi nào các em viết thật đúng mẫu mới thôi. Đặt biệt chữ cái thể hiện rõ nét đậm, nét nhạt, nhắc nhở để các em dễ nhớ thường nét thẳng là nét đậm, có một vài trường hợp nét cong cũng là nét đậm.
+ Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o , ô , ơ , e, ê , x.
+ Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc ( hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ,
+ Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: I, t, u, ư, p, m, n.
+ Nhóm 4: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết( hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g.
+ Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r, v, s.
- Luyện viết liền mạch:
Khi các em thực hiện tương đối thành thạo chữ cái bắt đầu rèn viết liền mạch.
Chúng tôi đưa ra một vài ví dụ và minh họa trên bảng để HS nhận biết. Sau đó gọi HS lên bảng viết một vài từ theo yêu cầu.
Ví dụ: chữ liền, mẹ, như, chú…
Khi chuẩn bị cho các em viết vào vở thì lúc nào GV cũng nhắc nhở các em tránh bôi xóa, làm dơ bẩn, rách tập, luôn giữ tập sạch sẽ. Đến khi sử dụng viết mực chúng tôi khuyên các em nên chọn một màu mực không nên nhiều màu nhìn không đẹp mắt. Viết cẩn thận, hạn chế tối đa sai sót. Khi sai không nên bôi sẽ rách tập mà dùng viết chì và thước gạch ngang chữ viết sai rồi viết lại chữ đúng bên cạnh.
Lớp 2:
Các em đã quen viết đúng mấu chữ viết thường chỉ cần chúng ta nhắc nhở các em sẽ viết đẹp. Riêng chữ hoa các em bắt đầu luyện viết nên gặp nhiều khó khăn. Tôi chia ra làm nhiều nhóm ( mỗi nhóm có điểm chung nét tương đối giống nhau)
+ Nhóm 1: A, Ă, Â, M, N
+ Nhóm 2: P, B, R, D, Đ
+ Nhóm 3: C, G, L, S, E, Ê
+ Nhóm 4: U, Ư, Y, X
+ Nhóm 5: I, K, H, V, T
Mỗi khi luyện viết chúng tôi đều đính chữ mẫu cho các em quan sát. Dùng phương pháp gợi mở dẫn dắt các em tìm hiểu thật chi tiết các nét từ điểm đặt bút tới khoảng cách tọa độ các nét đến khi dừng bút.
Khi các em có chung nhận xét GV chốt lại và viết mẫu lên bảng để HS quan sát.
Sau đó GV cho các em viết trên không nhiều lần cho quen tay (các em hình dung được nét cần phải viết)
Kế tiếp GV yêu cầu các em viết vào bảng con. GV theo dõi từng em, uốn nắn sửa sai kịp thời.
Luyện viết vào tập, vào vở.
Từ niềm say mê luyện viết yêu thích chữ đẹp nên kết quả như sau:
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau nhiều năm miệt mài và nổ lực của bản thân cũng như của tất cả HS mang lại kết quả sau:
- Mỗi năm lớp có nhiều HS vở sạch chữ đẹp.
- Có nhiều HS tham gia hội thi: “Giữ gìn vở sạch- Viết chữ đẹp” đạt cấp trường, cấp huyện.
- Với kết quả nêu trên khối xin ghi nhận một vài kinh nghiệm sau.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Một số lỗi sai học sinh thường mắc phải khi viết: thiếu nét, thừa nét, sai nét, khoảng cách, sai dấu, sai mẫu chữ, sai cỡ chữ, sai chính tả, sai trình bày, sai tốc độ, ...
- Nguyên nhân và cách khắc phục:
+ Thiếu nét: Do thói quen của HS chưa viết hết nét đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết các nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Cho HS thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ HS vừa viết thiếu.
+ Thừa nét: Lỗi này do HS viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu HS viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. GV hướng dẫn HS quy trình viết chữ cái đó.
+ Sai nét: Lỗi này thường là do HS cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo, gây sai nét. GV nhắc nhở HS cách cầm bút.
+ Khoảng cách: Lỗi này thường mắc với những HS viết hay nhấc bút không viết liền mạch, đưa tay không đều. GV giúp HS kĩ thuật viết liền mạch đưa tay đều.
. Quy định về khoảng cách giữa các con chữ trong 1 chữ là 2/3 đơn vị chữ (1 con chữ o) khoảng cách giữa 2 chữ trong một từ là một đơn vị chữ (1 ô vuông đơn vị). Viết xong chữ mới ghi dấu chữ và dấu ghi thanh.
Ví dụ: Viết chữ: thường
Hướng dẫn viết: th – u – o – ng – thuong (liền mạch) xong mới để dấu t, ư, ơ, dấu huyền – thường.
+ Dấu chữ, dấu thanh: HS thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Lỗi này thường do các em không cẩn thận, mặc khác do GV không hướng dẫn và nhắc nhở các em thường xuyên. Để khắc phục lỗi này GV quy định cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng ½ đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ 2. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Muốn có được thành quả tốt đẹp không chỉ do nổ lực của bản thân mà có được mà đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều phía.
* Về nhà trường:
- Được sự quan tâm , hổ trợ của Ban giám hiệu nhà trường.
- Cơ sở vật chất phải đáp ứng nhu cầu.
* Với phụ huynh:
- Phải có sự nhiệt tình ủng hộ của bậc phụ huynh. Luôn tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng, không gây áp lực cho HS.
* Giáo viên:
- GV phải có tâm với nghề, có nhiệt huyết với công việc, có lòng kiên trì, nhẫn nại , không ngại khó, không trùng bước. Hết lòng vì HS thân yêu.
Viết chữ đúng mẫu, thường xuyên trau dồi chữ viết để chữ viết ngày đẹp hơn.
- Hướng dẫn phải rõ ràng, kĩ từng chi tiết. Đối với lớp 1 khoảng cách giữa các tiếng là bằng chữ o.
- Luôn biểu dương, khen thưởng gây hướng thú cho HS.
- Quan sát nhanh, phát hiện kịp thời những sai sót uốn sửa đúng lúc
* Học sinh:
- Có lòng đam mê luyện chữ, biết yêu thích chữ đẹp.
- Không ngại khó, phải kiên nhẫn, có đức tính kĩ càng, cẩn thận.
V. KẾT LUẬN:
Việc rèn chữ viết cho HS đạt kết quả tốt không phải là thời gian ngắn mà chúng ta có được. Mà đó là kết quả của quá trình rèn luyện của thầy và trò, dưới sự dìu dắt, hướng dẫn tận tình của GV cùng với sự quan tâm của PHHS.
Chuyên đề này do PGD mở mà GV khối 1 chúng tôi được dự. Vì thời gian có hạn nên khối chúng tôi đã chỉnh sửa lại một phần nào so với hiện tại mà khối đã thực hiện.
Vậy rất mong sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô, để chúng tôi rút kinh nghiệm và rèn chữ viết cho các em ngày được tốt hơn.
Kính chúc quý thầy cô và gia đình vui vẻ, thành công trong công tác !
Chân thành cảm ơn quý thầy cô !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thuyết Giang
Dung lượng: 754,46KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)