SKKN -tập đọc lớp 5

Chia sẻ bởi Lê Bá Nam | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: SKKN -tập đọc lớp 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. PHẦN MỞ ĐẦU:

+ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết:
-Tập đọc là một phân môn thực hành.Nhiệm vụ trọng tâm nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu chất lượng của “đọc”:đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ nhau .Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động đến những kỹ năng khác.Ví dụ đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép đọc thông hiểu nội dung văn bản .Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và đọc diễn cảm được.Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu được đúng .Vì vậy trong dạy đọc, không thể xem nhẹ yếu tố nào.
-Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làmviệc với sách cho học sinh.Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là một lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
-Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
-Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
-Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
Do dạy đọc phân môn trong Tiếng Việt cho học sinh có nhiệm vụ quan trọng nên tôi chọn RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH làm sáng kiến.

B. NỘI DUNG:
+ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1/ Khái niệm:
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó(ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có đơn vị âm thanh(ứng với đọc thầm).Đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc.
2/ Ý nghĩa của việc đọc:
Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây có thể tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy.Khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.
Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học.Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học.Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học.Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập.Nó là công cụ để học tập các môn khác.Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập.Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần tự học cả đời.Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc.Việc dạy đọc sẽ giúp cho học sinh hiểu biết nhiều hơn,bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logich cũng như có hình ảnh.Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

+ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1/ Thuận lợi:
-Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
-Học sinh được đọc bài trước và thông qua các môn học các em đã được đọc bài thường xuyên.
2/ Khó khăn:
-Các em trong một lớp thuộc các miền, vùng khác nhau nên việc phát âm của các em có khác nhau.
-Kĩ năng đọc diễn cảm của các em còn hạn chế.Mỗi tiết học giáo viên cần hướng dẫn thật kĩ thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bá Nam
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)