SKKN Sử dụng bản đồ tư duy dạy GDCD

Chia sẻ bởi Nguyễn Chí Thuận | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: SKKN Sử dụng bản đồ tư duy dạy GDCD thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn Phòng Giáo dục Trung học –Thường xuyên, Tổ nghiệp vụ bộ môn Lịch sử Sở GD&ĐT Bình Dương, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Dĩ An, Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến chủ đạo cho nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm nầy.
Những nội dung đã học tập và kinh nghiệm tích lũy được từ đề tài “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT” nầy sẽ là hành trang vô cùng quý báu cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học lịch sử của bản thân chúng tôi trong thời gian sắp tới.
Dĩ An, ngày 09 tháng 3 năm 2012
Người thực hiện,



Nguyễn Chí Thuận












“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC LỊCH S Ở TRƯỜNG THPT”
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mức độ nghiên cứu đề tài 8
3. Đối tượng, khách thể, phạm vị nghiên cứu 8
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9
5. Kết cấu của đề tài 12
NỘI DUNG 13
Phần I . Nêu thực trạng của vấn đề 13
1. Thuận lợi 13
2. Khó khăn 14
Phần II . Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính 15
1. Thực trạng và giải pháp 15
1.1 Giảng dạy sơ đồ tư duy nhằm tăng tính tích cực trong HS 15
1.2 GV trở thành người hướng dẫn hỗ trợ 16
1.3 Những lưu ý HS khi sử dụng sơ đồ tư duy 19
2. Giảng dạy và học tập với công cụ sơ đồ tư duy 20
2.1 Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy 20
2.2 Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 20
2.3 Giới thiệu một số phần mềm để tạo sơ đồ tư duy 22
3 Tiến trình một tiết dạy theo sơ đồ tư duy 24
Phần III. Kết quả và bài học kinh nghiệm và kiến nghị 37
1. Kết quả 37
2. Bài học kinh nghiệm 38
3. Kiến nghị 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài, thuận lợi và khó khăn
Từ lâu, dạy học theo kiểu “đọc – chép” được coi là một phương pháp dạy học để truyền tải kiến thức cho học sinh và được sử dụng phổ biến ở nhiều trường trong cả nước. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cuộc hội thảo và cũng đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực hơn… nhưng hiện tại không ít giáo viên vẫn sử dụng cách dạy học theo kiểu “đọc – chép”
Phải nói rằng trong một tiết dạy, cũng có lúc giáo viên cần phải đọc cho học sinh chép như môn chính tả...ở bậc Tiểu học,  đọc hoặc ghi lên bảng các công thức toán học, bảng cửu chương, một sự kiện lịch sử, một số yếu tố địa lý, đoạn thơ, các khái niệm...ở bậc Trung học, điều này không có nghĩa là giáo viên đã sử dụng phương pháp “đọc – chép”.
Cũng phải khẳng định rằng, trong giáo học pháp, chưa bao giờ trong trường học có phương pháp dạy học mang tên “đọc – chép”. Do đó, “đọc” thế nào và học sinh “chép” ra sao mới là quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép – nhìn chép” nghĩa là chống việc chỉ đọc chép, truyền thụ kiến thức một chiều trong cả một tiết lên lớp.
Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Hơn nữa, đã dạy theo kiểu “đọc – chép” thì đề thi phải ra theo kiểu học thuộc. Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi, lại chép những điều ấy vào bài làm, không có khả năng sáng tạo, học sinh hiểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chí Thuận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)