SKKN SINH 2009

Chia sẻ bởi Hoàng Thanh Sơn | Ngày 24/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: SKKN SINH 2009 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGHI XUÂN

Kính chào Quý vị đại biểu về dự “Hội thảo phổ biến sáng kiến kinh nghiệm”.
Phòng GD & ĐT
Huyện Nghi Lộc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
------------------
-----------------------------
Tên đề tài:
Một số phương pháp giải bài tập di truyền
Sinh học 9
Người trình bày:
Nguyễn Thị Hoài Thanh
Trường THCS Nghi Xuân
GIỚI THIỆU NỘI DUNG
Phần I. Đặt vấn đề.
Phần II. Nội dung.
Phần III. Kết luận
Phần IV. Tài liệu tham khảo

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội, nền khoa học kỹ thuật có những bước tiến nhảy vọt. Trong đó ngành sinh học cũng đóng vai trò không nhỏ. Công nghệ sinh học nói chung và di truyền học nói riêng ngày càng có vị trí xứng đáng trong đời sống.

Việc giảng dạy sinh học ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt trong nhà trường phổ thông. Đối với học sinh lớp 9, phần “Di truyền - Biến dị là phần trọng tâm của chương trình sinh học 9, là nền tảng kiến thức để các em tiếp thu kiến thức di truyền học ở cấp học tiếp theo. Kiến thức các chương học ở phần này (nhất là kiến thức về các quy luật di truyền) được đề cập khá nhiều trong các kỳ thi, nhưng học sinh rất khó tiếp thu kiến thức cơ bản, cũng như gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải bài tập.
Hơn nữa, trong chương trình giảng dạy có rất ít thời gian dành cho việc ôn luyện và giải bài tập của dạng kiến thức này.

Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 9, tôi rất trăn trở nhằm tìm ra một phương pháp tốt để giúp học sinh vận dụng kiến thức về lý thuyết vào thực tiễn và giải bài tập nhanh hơn. Để khắc phục khó khăn trên tôi mạnh dạn trình bày một số vấn đề cơ bản để giải các bài tập di truyền.

Phần II. NỘI DUNG
A. Cơ sở lý thuyết.
B. Các bước khi giải một bài tập có sự tham gia của nhiều cặp tính trạng.
C. Một số ví dụ cụ thể.
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
Thông thuờng một bài tập di truyền ở chương trình sinh học 9 nếu chỉ có sự tham gia của một cặp tính trạng thì tuân theo quy luật di truyền của Men Đen nhưng khi có sự tham gia của các cặp tính trạng thì có thể tuân theo quy luật phân li độc lập của Men Đen hay di truyền liên kết gen của Moocgan.
Do đó để giải được các bài tập của dạng này yêu cầu học sinh phải nắm vững cơ sở lý thuyết của các quy luật đó.

Theo bản thân tôi để dễ dàng làm được bài tập về dạng này nên dựa theo phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen, có nghĩa là xét sự di truyền riêng của một cặp tính trạng, sau đó xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lai để tìm kiếm gen của cơ thể lai.
Nếu sự di truyền chung của các tính trạng
tuân theo quy luật phân li độc lập của Men Đen thì:
- Số loại giao tử đạt tối đa.
- Tỷ lệ các loại giao tử bằng nhau.
- Số kiểu tổ hợp đạt tối đa.
- Tổng số kiểu hình đạt tối đa.
Do các tính trạng di truyền độc lập với nhau nên tỷ lệ kiểu hình chung của các tính trạng là tích tỷ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng hợp thành nó.
Ví dụ:
Khi ra bài là phép lai của hai cơ thể khác nhau bởi hai cặp tính trạng:
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, tỷ lệ phân li kiểu hình là: 3:1 và 3:1 thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là: (3:1) x (3:1) = 9:3:3:1
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, tỷ lệ phân li kiểu hình là: 3:1 và 1:1 thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là: (3:1) x (1:1) = 3:3:1:1
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, tỷ lệ phân li kiểu hình là: (1:1) và (1:1) thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là: (1:1) x (1:1) = 1:1:1:1
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, tỷ lệ phân li kiểu hình là: (3:1) và (1:2:1) thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là: (3:1) x (1:2:1) = 3:6:3:1:2:1
- Nếu xét riêng từng cặp tính trạng, tỷ lệ phân li kiểu hình là: (1:2:1) và (1:1) thì tỷ lệ phân li kiểu hình chung là: (1:1) x (1:2:1) = 1:2:1:1:2:1
Nếu sự di truyền của các cặp tính trạng được chi phối bởi quy luật di truyền liên kết (liên kết hoàn toàn) thì:
- Số loại giao tử giảm.
- Số kiểu tổ hợp giảm
- Số loại kiểu hình giảm.
 Đây chính là điểm cơ bản để nhận biết quy luật di truyền liên kết của Moocgan và phân biệt nó với quy luật phân li độc lập của Men Đen.
Tuy nhiên, học sinh lớp 9 THCS mới tiếp xúc với dạng bài tập này nên cơ sở lý thuyết về các bước giải cơ bản của một bài tập di truyền là rất cần thiết.

1. Đối với dạng bài toán thuận:
Là dạng bài toán cho biết tính trội, tính lặn và kiểu hình của P  xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.
Cách giải:
Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, gen lặn (có thể không có bước này nếu như đề bài đã quy ước sẵn).
Có 3 bước giải:
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
Ví dụ:
Ở chuột tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
Giải:
Bước 1: Quy ước gen: A: lông đen; a: lông trắng
Bước 2:
- Chuột đực lông đen có kiểu gen: AA hoặc Aa.
- Chuột cái lông trắng có kiểu gen: aa.

Bước 3:
Ở P có 2 sơ đồ lai: P: AA x aa
Và P: Aa x aa
TH1:
P: AA (đen) x aa (trắng)
GP: A a
F1: Aa
Kiểu hình: 100% lông đen
P: Aa (đen) x aa (trắng)
GP: A,a a
F1: 1 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 lông đen : 1 lông trắng
TH2:
2. Đối với dạng bài toán nghịch:
- Là dạng bài toán dựa vào kết quả của F  xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.
- Thường gặp 2 trường hợp:
● TH1: Nếu đề bài đã nêu tỷ lệ phân li kiểu hình của con lai (F).
Có 2 bước giải:
Bước 1: Căn cứ vào tỷ lệ kiểu hình của con lai (có thể rút gọn tỷ lệ ở con lai thành tỷ lệ quen thuộc để dễ nhận xét) từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ.
Buớc 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định tính trội, tính lặn thì có thể căn cứ vào tỷ lệ ở con lai để quy ước gen.
Ví dụ: Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao, người ta thu được kết quả ở con lai như sau:
- 3018 hạt cho cây thân cao.
- 1004 hạt cho cây thân thấp
Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
Giải:
Bước 1: Xét tỷ lệ kiểu hình của con lai.
3018 cây cao 3 cao
1004 cây thấp 1 thấp
Tỷ lệ: 3:1 tuân theo quy luật phân li của Menđen.
Suy ra: - Tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
Quy ước: A thân cao, a thân thấp.
- Tỷ lệ 3:1 chứng tỏ bố, mẹ có kiểu gen dị hợp Aa.
Bước 2: Sơ đồ lai:
P: Aa (thân cao) x Aa (thân thấp)
GP: A, a A, a

F1:
AA (cao)
Aa (cao)
Aa (cao)
aa (thấp)
Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 thân cao : 1 thân thấp
TH2: Nếu đề bài không nêu tỷ lệ kiểu hình của con lai.
Để giảng dạy bài toán này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của con để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ bố và mẹ. Từ đó, xác định kiểu gen của bố, mẹ.
Nếu có yêu cầu thì lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.
Ví dụ:
Ở người, màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt xanh.
Trong một gia đình, bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số cá con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ.
Giải:
Quy ước: A: Mắt nâu, a: Mắt xanh.
Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức là có kiểu gen là: aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ một giao tử a của bố và một giao tử a của mẹ. Tức bố, mẹ đều tạo được giao tử a.
Theo đề bài, bố mẹ đều có mắt nâu, lại tạo được giao tử a. Suy ra, bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa.
Sơ đồ lai minh hoạ:
P: Aa (mắt nâu) x Aa (mắt nâu)
Gp: A ; a A ; a

F1:
AA (mắt nâu)
Aa (mắt nâu)
Aa (mắt nâu)
aa (mắt xanh)
Kiểu gen F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kiểu hình F1: 3 mắt nâu : 1 mắt xanh
B. CÁC BƯỚC KHI GIẢI MỘT BÀI TẬP CÓ SỰ
THAM GIA CỦA NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG.
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng để xác định tính trạng đó tuân theo quy luật di truyền nào?
a. Trội - lặn hoàn toàn: Ta sẽ gặp các trường hợp sau:
Bài toán cho biết một gen quy định một tính trạng:
Dựa vào quy luật phân li của Menđen để xác định tính trội - lặn.
Ví dụ:
PTC: Cao x Thấp
F1: 100% cao
Cao là tính trạng trội
Thấp là tính trạng lặn.

Cụ thể:
- F1 biểu hiện đồng loạt một tính trạng giống bố hoặc mẹ thì tính trạng đó là tính trạng trội, tính trạng không được biểu hiện là tính trạng lặn.
- Thế hệ con lai phân li theo tỷ lệ 3:1 thì tính trạng đi liền với chỉ số 3 là tính trạng trội, tính trạng đi liền với chỉ số 1 là tính trạng lặn.
Ví dụ:
PTC: Cao x Cao
F1: 3 cao : 1 thấp
 Cao là tính trạng trội
Thấp là tính trạng lặn.

Bài toán không cho biết một gen quy định một tính trạng.

Trong trường hợp này ta cũng phải vận dụng kết quả của quy luật phân ly của Menđen để xác định được tính trạng trội - lặn.
Ví dụ:
PTC: Đỏ x Vàng
F1: 100% Đỏ x Đỏ
F2: 75% Đỏ : 25% Vàng
Đỏ là tính trạng trội
Vàng là tính trạng lặn.
Chú ý: Đối với bài toán cho lai hai hay nhiều cặp tính trạng thì ta tách riêng từng cặp tính trạng để xét và áp dụng tương tự trên.
b. Trội - lặn không hoàn toàn:
Trong trường hợp này con lai thường có 3 kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 25% : 50% : 25% (1:2:1) thì kiểu hình chiếm tỷ lệ 50% chính là kiểu hình mang tính trạng trung gian.
Ví dụ:
PTC: Đỏ x Trắng
F1: 100% hồng x Hồng
F2: 25% Đỏ :50% Hồng :25% Trắng
 Ở đây có hiện tượng trội không hoàn toàn.
Đỏ trội không hoàn toàn so với trắng hoặc trắng trội không hoàn toàn so với đỏ.
c. Có hiện tượng liên kết giới tính.
Trong trường hợp này sự biểu hiện của các tính trạng không đồng đều ở hai giới (chỉ xuất hiện ở con đực hoặc con cái).
Ví dụ:
PTC: Ruồi dấm mắt đỏ x Ruồi dấm mắt trắng
F1: 100% mắt đỏ x Mắt đỏ
F2: 75% mắt trắng : 25% mắt trắng (tính trạng màu mắt trắng chỉ thấy ở ruồi đực).
Ta thấy: Tính trạng màu mắt trắng biểu hiện không đồng đều ở hai giới, chỉ thấy ở ruồi đực, không thấy ở ruồi cái. Do đó sự di truyền tính trạng màu mắt liên kết với giới tính.
Bước 2:
Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng (xét 2 cặp một lần) để xác định 2 cặp tính trạng này di truyền theo quy luật nào (phân ly độc lập hay liên kết gen).
- Nếu các cặp tính trạng phân ly độc lập thì tỷ lệ phân ly kiểu hình tuân theo quy luật phân ly độc lập.
Ví dụ:
Khi xét riêng từng cặp tính trạng phân ly kiểu hình là (3:1) và (1:1) thì sự di truyền chung của các cặp tính trạng là (3:1) x (1:1) = 3:3:1:1 (như phần cơ sỏ lý thuyết).
- Nếu sự di truyền các cặp tính trạng được chi phối bởi
quy luật di truyền liên kết gen thì:
Khi xét chung sự di truyền của các cặp tính trạng không tuân theo quy luật phân ly độc lập.
Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn thì số tổ hợp và số kiểu hình giảm.
Bước 3:
Nếu sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo quy luật liên kết hoàn toàn thì ta phải xác định nhóm gen liên kết. Kinh nghiệm, ta nên dựa vào tỷ lệ kiểu hình để xác định:
- Nếu tỷ lệ kiểu hình là 1:2:1 thì gen liên kết theo kiểu đối (tức là tính trạng trội liên kết với tính trạng lặn).
- Nếu tỷ lệ kiểu hình là 3:1 thì gen liên kết theo kiểu đồng (tức là tính trạng trội liên kết với tính trạng trội; tính trạng lặn liên kết với tính trạng lặn).
Hoặc có thể dựa vào sự di truyền của các tính trạng đi kèm nhau để xác định.
Bước 4: Trả lời các câu hỏi mà đề ra yêu cầu.
C. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ
Ví dụ 1: Khi cho lai hai giống cà chua thuần chủng quả màu đỏ, dạng quả bầu và quả màu vàng, dạng quả tròn được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn nhau thì ở F2 thu được 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu.
Xác định kiểu gen của P, viết sơ đồ lai từ P → F2.
Giải:
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng.
- Màu sắc quả:
Đỏ 901 + 299 1200 3
Vàng 301 + 103 404 1
 Đây là kết quả của quy luật phân ly của Menđen.
Suy ra: + Tính trạng màu quả đỏ trội so với tính trạng màu quả vàng.
Quy ước: A: Quả đỏ
a : Quả vàng
+ Tỷ lệ 3:1 → F1 có kiểu gen dị hợp Aa x Aa.

- Hình dạng quả:
Tròn 901 + 301 1202 3
Bầu 299 + 103 402 1
 Đây là kết quả của quy luật phân ly của Menđen.
Suy ra: + Tính trạng quả tròn trội so với tính trạng quả bầu.
Quy ước: B: Quả tròn
b : Quả bầu
+ Tỷ lệ 3:1 → F1 có kiểu gen dị hợp Bb x Bb.

Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2: 901 quả đỏ, tròn : 299 quả đỏ, bầu : 301 quả vàng, tròn : 103 quả vàng, bầu.
= 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu.
= (3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng) x (3 cây quả tròn x 1 cây quả bầu).
Điều này chứng tỏ các gen phân ly độc lập.
Bước 2: Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lai.
Ta có sơ đồ lai:
Bước 3:
Vậy: Cây cà chua thuần chủng quả đỏ, bầu có kiểu gen: Aabb
Cây cà chua thuần chủng quả vàng, tròn có kiểu gen: aaBB.
PTC: AAbb (đỏ, bầu) x aaBB (vàng, tròn)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% đỏ, tròn)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GP1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
AABb
AAbb
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
AaBb
Aabb
AABb
AABB
AaBB
AaBb
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỷ lệ kiểu gen: 1 AABB 1 Aabb 1 aaBB
2 AABb
2 AaBB 2 Aabb 2 aaBb 1aabb
4 AaBb
Tỷ lệ kiểu hình: 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu.
Ví dụ 2: Khi lai hai cây hoa thuần chủng ở F1 đều thu được hoa kép, đỏ; cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau. Giả thiết ở F2 thu được một trong các tỷ lệ phân tính sau:
- Trường hợp 1: 311 hoa kép, đỏ : 105 hoa đơn, trắng.
- Trường hợp 2: 299 hoa kép, đỏ : 105 hoa kép trắng : 102 hoa đơn, đỏ : 34 hoa đơn, trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2 của từng trường hợp?
Giải:
Trường hợp 1:
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng ở F2:
+ Hình dạng hoa:
Kép 311 3
Đơn 105 1
Là kết quả của quy luật phân ly Men đen.
Suy ra: - Tính trạng hoa kép trội so với tính trạng hoa đơn.
Quy ước: A: Hoa kép
a : Hoa đơn
- Tỷ lệ 3:1 → ở F1 có kiểu gen dị hợp Aa x Aa.

+ Màu sắc hoa:
Đỏ 311 3
Trắng 105 1
Là kết quả của quy luật phân ly Men đen.
Suy ra: - Tính trạng hoa màu đỏ trội so với tính trạng hoa màu
trắng.
Quy ước: B: Hoa đỏ
b : Hoa trắng
- Tỷ lệ 3:1 → ở F1 có kiểu gen dị hợp Bb x Bb.

Bước 2: Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lai.
Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2:
311 kép, đỏ : 105 đơn, trắng ≈ 3 kép, đỏ : 1 đơn, trắng.
Nếu cả hai cặp gen đều phân ly độc lập thì F2 có tỷ lệ phân ly kiểu hình là (3:1) x (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1. Thực tế, bài ra thu được 2 kiểu hình với tỷ lệ phân ly 3:1 = 4 kiểu tổ hợp = 2 loại giao tử x 2 loại giao tử  các cặp gen không phân ly riêng lẻ mà có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa hai cặp gen.
Bước 3: Xác định nhóm gen liên kết.
- Dựa vào kiểu hình ở F2 đơn, trắng có thành phần gen aa, bb  gen a liên kết với gen b.
Tương tự, ta có gen A liên kết với gen B.
(Liên kết theo kiểu đồng).
Bước 4: Trả lời câu hỏi đề bài yêu cầu.
Cây F1 có kiểu gen Kiểu hình: kép, đỏ.
Và PTC  P: Bố (mẹ) có kiểu gen (kép, đỏ)
P: Mẹ (bố) có kiểu gen (đơn, trắng)


Sơ đồ lai:

P: (kép, đỏ) x (đơn, trắng)
GP: AB ab
F1: (100% kép, đỏ)
F1 x F1: (kép, đỏ) x (kép, đỏ)
GF1: AB, ab AB, ab

F2:
Kiểu gen: 1 : 2 : 1
Kiểu hình: 3 kép, đỏ : 1 đơn, trắng
b. Trường hợp 2:
Bước 1: Xét sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng ở F2:
+ Hình dạng hoa:
Kép 299 + 105 404 3
Đơn 102 + 34 136 1
 Là kết quả của quy luật phân ly của Men đen.
Suy ra: - Tính trạng hoa kép trội so với tính trạng hoa đơn.
Quy ước: A: Hoa kép.
a: Hoa đơn
- Tỷ lệ 3:1 → F1 có kiểu gen Aa x Aa.

=
+ Màu sắc hoa:
Đỏ 299 + 102 401 3
Trắng 105 + 34 139 1
Là kết quả của quy luật phân ly Men đen.
Suy ra: - Tính trạng hoa màu đỏ trội so với tính trạng hoa màu
trắng.
Quy ước: B: Hoa đỏ
b : Hoa trắng
- Tỷ lệ 3:1 → ở F1 có kiểu gen dị hợp Bb x Bb.

Bước 2: Xét sự di truyền chung của các cặp tính trạng đem lai.
Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F2:
299 kép, đỏ: 105 kép, trắng : 102 đơn, đỏ : 34 đơn, trắng.
= 9 kép, đỏ : 3 kép, trắng : 3 đơn, đỏ : 1 đơn, trắng.
= (3 kép : 1 đơn) x (3 đỏ : 1 trắng)
Điều này chứng tỏ các gen phân ly độc lập.
Tuân theo quy luật phân ly của Men đen.
F1 Có kiểu gen AaBb (kép, đỏ)


Bước 3: Vì P thuần chủng không cho biết kiểu hình nên F1 có kiểu hình kép, đỏ (AaBb)  P có thể có các trường hợp sau xẩy ra:
P: Bố (mẹ) thuần chủng với kiểu hình kép, đỏ  có kiểu gen AABB.
Mẹ (bố) thuần chủng với kiểu hình đơn, trắng  có kiểu gen aabb.
 PTC: AABB x aabb.

Hoặc:
P: Bố (mẹ) thuần chủng với kiểu hình kép, trắng  có kiểu gen AAbb.
Mẹ (bố) thuần chủng với kiểu hình đơn, đỏ  có kiểu gen aaBB.
 PTC: AAbb x aaBB.

Ta có sơ đồ lai từ P → F1:
Trường hợp 1:
PTC: AABB (kép, đỏ) x aabb (đơn, trắng)
GP: AB ab
F1: AaBb (100% kép, đỏ)

Trường hợp 2:
PTC: AAbb (kép, trắng) x aaBB (đơn, đỏ)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% kép, đỏ)

Sơ đồ lai từ F1 → F2:
F1 x F2: AaBb (kép, đỏ) x AaBb (kép, đỏ)
GP: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

F2:
AABb
AAbb
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
AaBb
Aabb
AABb
AABB
AaBB
AaBb
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Tỷ lệ kiểu gen: 1 AABB 1 AAbb 1 aaBB
2 AABb
2 AaBB 2 Aabb 2 aaBb 1aabb
4 AaBb
Tỷ lệ kiểu hình: 9 kép, đỏ : 3 kép, trắng : 3 đơn, đỏ : 1 đơn,
trắng.
Ví dụ 3: Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không tua cuốn
và hạt nhăn, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế nào? Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
a. Từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3:1
b. Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
c. Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
d. Sự tổ hợp lai các tính trạng ở P.
Hướng dẫn giải:
Để tìm được đáp án đúng nhất (c) cho bài toán này học sinh phải biết cách suy luận theo hướng giải bài toán bằng các bước trên tránh chọn nhầm các đáp án bẫy (a,b,c).
Cụ thể:
Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng:
Hình dạng hạt:
Trơn 1 + 2 3
Nhăn 1 1
 Tuân theo quy luật phân ly của Men đen.


Suy ra: + Tính trạng hạt trơn trội so với tính trạng hạt nhăn.
Quy ước: A: Hạt trơn
a: Hạt nhăn
+ Tỷ lệ 3:1 → ở F1 có kiểu gen dị hợp Aa x Aa.
Hình dạng cây:
Có tua cuốn 1 + 2 3
Không tua cuốn 1 1
Tuân theo quy luật phân ly của Men đen.
Suy ra: + Tính trạng có tua cuốn trội so với tính trạng không có tua cuốn
Quy ước: B: Có tua cuốn
b: Không tua cuốn
+ Tỷ lệ 3:1 → ở F1 có kiểu gen dị hợp Bb x Bb.
Xét sự di truyền chung của 2 cặp tính trạng.
Nếu các gen phân ly độc lập thì F2 thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ: (3:1) x (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1. Thực tế F2 thu được 3 kiểu hình với tỷ lệ 1:2:1.  các cặp gen không phân ly độc lập mà có hiện tượng liên kết hoàn toàn.

Xác định nhóm gen liên kết.
Theo bài ra:
- Tính trạng hạt trơn (A) liên kết với tính trạng không tua cuốn (b).
- Tính trạng hạt nhăn (a) liên kết với tính trạng có tua cuốn (B).
(Liên kết kiểu đối)

Cây đậu thuần chủng trơn, không tua cuốn có kiểu gen
Cây đậu thuần chủng nhăn, có tua cuốn có kiểu gen

Ta có sơ đồ lai:

PTC: (Trơn, không tua) x (nhăn, có tua)
GP: Ab aB
F1: (100% trơn, có tua)
F1 x F1: x
GF1: Ab, aB Ab, aB

F2:
Kiểu gen: 1 : 2 : 1
Kiểu hình: 1 trơn, không tua : 2 trơn, có tua : 1 nhăn, không tua.
Với cơ sở trên học sinh sẽ chọn được đáp án đúng nhất
ở trên là đáp án (c).
Kết luận.
Sau khi hướng dẫn học sinh giải bài tập theo phương pháp trên, tôi thấy khả năng giải bài tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Học sinh biết chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học vào việc giải bài tập và nhất là bài tập trắc nghiệm trong chương trình đổi mới hiện hành.

Phần III. KẾT LUẬN
Bài tập về quy luật di truyền là rất đa dạng và phong phú. Trên đây là một số điểm cơ bản, then chốt để nhận biết các dạng bài tập ở chương trình Sinh học 9. Khi học sinh nắm vững được sẽ rất thuận lợi trong việc giải bài tập cụ thể, nhất là dạng bài tập trắc nghiệm mà người ra đề có thể biến đổi ở nhiều dạng khác nhau.
Bởi vậy theo tôi để giúp học sinh có khả năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào giải bài tập trong chương trình Sinh học lớp 9 nên có thêm một số tiết hướng dẫn học sinh giải bài tập (do chương trình hiện hành số tiết luyện bài tập còn quá ít).
Với khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không thể nêu hết các dạng cụ thể được. Trong quá trình giảng dạy (nhất là trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi) tôi đã mở rộng và phát triển thêm từng dạng bài tập cụ thể giúp học sinh tự tìm ra cách giải hợp lý nhất. Kết quả trong 3 năm liền học sinh được tôi bồi dưỡng đều đạt HSG cấp huyện với tỷ lệ khá cao:
- Năm học 2006 – 2007: Đạt 50%.
- Năm học 2007 – 2008: Đạt 100%.
- Năm học 2008 – 2009: Đạt 67%.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng trong giảng dạy và nhận thấy có hiệu quả. Vì vậy tôi xin nêu lên để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo nhận xét, đánh giá, trao đổi để mỗi chúng ta ngày càng đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
Phần IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh học 9
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công – Mai Sỹ Tuấn. NXB : Giáo dục – 2005.
2. Di truyền học (tập 1).
Tác giả: Phan Cự Nhân. NXB: Giáo dục 1978.
3. Lý thuyết và bài tập sinh học 9.
Tác giả: Trịnh Nguyên Giao – Lê Đình Trung. NXB: Giáo dục - 2006.
4. Phân dạng và giải bài tập sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: Đà nẵng.

5. Phương pháp giải bài tập di truyền.
Tác giả: Vũ Đức Lưu. NXB: Giáo dục 2000.
6. Phương pháp giải bài tập di truyền và sinh thái lớp 9.
Tác giả: Lê Ngọc Lập - Nguyễn Thuỳ Linh - Đinh Xuân Hoa - Hoàng Thanh Thuỷ - Nguyễn Thành Tâm. NXB: Giáo dục 2005.
7. Bài tập bổ trợ và nâng cao kiến thức sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: ĐH Quốc Gia TP. HCM - 2006.
8. Hướng dẫn làm bài tập sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: ĐH Quốc Gia TP. HCM - 2005.

Sinh học 9
Tác giả: Nguyễn Quang Vinh – Vũ Đức Lưu - Nguyễn Minh Công – Mai Sỹ Tuấn. NXB : Giáo dục – 2005.
2. Di truyền học (tập 1).
Tác giả: Phan Cự Nhân. NXB: Giáo dục 1978.
3. Lý thuyết và bài tập sinh học 9.
Tác giả: Trịnh Nguyên Giao – Lê Đình Trung. NXB: Giáo dục - 2006.
4. Phân dạng và giải bài tập sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: Đà nẵng.

5. Phương pháp giải bài tập di truyền.
Tác giả: Vũ Đức Lưu. NXB: Giáo dục 2000.
6. Phương pháp giải bài tập di truyền và sinh thái lớp 9.
Tác giả: Lê Ngọc Lập - Nguyễn Thuỳ Linh - Đinh Xuân Hoa - Hoàng Thanh Thuỷ - Nguyễn Thành Tâm. NXB: Giáo dục 2005.
7. Bài tập bổ trợ và nâng cao kiến thức sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: ĐH Quốc Gia TP. HCM - 2006.
8. Hướng dẫn làm bài tập sinh học 9.
Tác giả: Nguyễn Văn Sang - Nguyễn Thị Vân. NXB: ĐH Quốc Gia TP. HCM - 2005.

Xin chân thành cảm ơn
Kính chúc Quý vị Đại biểu mạnh khoẻ
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thanh Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)