SKKN -phát triển kỷ năng nghe cho hs

Chia sẻ bởi Phan Văn Thoan | Ngày 02/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: SKKN -phát triển kỷ năng nghe cho hs thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
KỶ NĂNG NGHE CỦA HỌC SINH

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC DẠY KỶ NĂNG NGHE:
Như chúng ta được biết, việc dạy một ngoại ngữ nào đó, chẳng hạn như tiếng Anh cho học sinh, thực chất là thông qua lượng từ vựng về một số chủ điểm cụ thể kết hợp với một số cấu trúc ngữ pháp, giáo viên sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, thủ thuật nhằm rèn luyện và phát triển bốn kỷ năng cơ bản cho học sinh, đó là: Nghe, nói, đọc,viết.
Tuy nhiên chúng ta cần xác định rằng nói và viết là kỷ năng tạo ra sản phẩm ngôn ngữ, đọc và nghe là kỷ năng tiếp nhận ngôn ngữ, đặc biệt kỷ năng nghe là cơ sở ban đầu, vừa mang tính chủ động và bị động, vừa mang yếu tố chủ quan và khách quan … do đó kỷ năng nghe là khó và quan trọng nhất.
Hơn nữa đối với học sinh của địa phương chúng ta hiện nay môi trường học ngoại ngữ vô cùng hạn chế, việc học và thực hành tiếng thường chỉ diễn ra giữa Thầy-trò, hoặc trò-trò vì thế khi học sinh tiếp cận với chất giọng và ngữ điệu của người bản xứ thì thấy lạ lẫm và khó nghe.
Từ những nhận thức trên, tôi nhận thấy rằng việc tìm kiếm giải pháp để phát triển, nâng cao kỷ năng nghe cho học sinh là điều cấp thiết và quan trọng.
II. TÌNH HÌNH HỌC TIẾT LUYỆN NGHE VÀ KHẢ NĂNG NGHE CỦA HỌC SINH HIỆN NAY:
-Theo phân bố chương trình việc luyện nghe của học sinh được thực hiện trong các phần của một đơn vị bài học như: listen and read, play with words (lớp 6-7), listen and read, listen (lớp 8-9); ở khối lớp 8-9 việc dạy kỷ năng nghe được phân thành tiết cụ thể vì thế giáo viên gặp nhiều thuận lợi hơn.
Giáo viên lên lớp hầu hết đã sử dụng băng, máy.
Giọng đọc trong các băng đều là người bản xứ, đọ rõ ràng, ngữ điệu hay.
Tuy nhiên việc học và dạy vẫn gặp rất nhiều trở ngại,khó khăn dưới đây:
Tư duy, trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế.
( mặt bằng kiến thức hiểu biết về các vấn đề xã hội, khoa học, trình độ tư duy và sử dụng tiếng mẹ đẻ…)
Vốn từ vựng các em tích lũy quá hạn chế.
( vì lười học từ, ít cơ hội tái sử dụng, ít đọc, thiếu tài liệu tham khảo…)
Lớp học đông, cơ sở vật chất thiếu thốn.( âm thanh, ánh sáng, phương tiện phục vụ dạy và học….)
Thời gian dành cho luyện tập kỷ năng nghe ít.
Có một số bài nghe quá dài, lượng từ mới nhiều, khó.
Có một số bài nghe về chủ đề còn lạ và khó đối với học sinh.
Đa số bài nghe đọc nhanh, nuốt, lướt âm.
Học sinh ít có điều kiện thực hành nghe ở nhà.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ PHÁT TRIỂN KỶ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH:
1. Về phía Giáo viên:
@. Xác định tư tưởng về việc cố gắng tìm kiếm giải pháp hiệu quả nhất để phát triển kỷ năng nghe cho học sinh.( đây thực chất là kim chỉ nam xuyên suốt cho các hành động sau này của GV.)
@. Thường xuyên luyện tập các thao tác mở băng, dừng, tua lại….
@. Hướng dẫn học sinh nghe những câu khẩu lệnh hành động thường sử dụng trên lớp .( bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp, từ học sinh lớp 6 đến lớp 9…)
Dưới đây là những mẫu câu tôi thường sử dụng:
+Introduce the topic: (Giới thiệu chủ đề)
-We are going to listen / will be listening to a section/ part of a story/ lecture/ conversation……by……. About….. and then complete a worksheet/ answer the questions/ make true or false……
+Stating the aim: (Thông báo mục đích yêu cầu)
- This is to give you practice in listening for the general idea/ the key points/ specific details….and you don’t need to know / understand every words/ phrases/ sentences. Don’t worry!
+Make prediction: ( yêu cầu học sinh dự đoán)
- Who knows/ who can tell us/ what do you know something about the topic?
+ Prepare to listen: (Yêu cầu học sinh chuẩn bị nghe)
- So, are you ready to listen and…….?. Now, I ‘ll start the tape/ begin my talk/ begin reading….
+ After listening: ( sau khi nghe)
- Well, that’s it. We’ll hear it again later, but first finish……..
+ Going over the activity ( Yêu cầu các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Thoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)