SKKN_on_tapchuong_TND.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bé Tư | Ngày 06/11/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: SKKN_on_tapchuong_TND.doc thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:


MỞ ĐẦU

C
húng ta biết rằng trong chương trình toán học ở trường THCS và ở từng lớp học có những tiết ôn tập chương khi GV dạy hoặc HS học thì tiết dạy học này thường không đủ thời gian để mà hệ thống lý thuyết và vận dụng giải bài tập nên GV phải làm việc nhiều. Từ đó HS không nắm kiến thức một cách hệ thống và rõ ràng nên việc vận dụng giải bài tập gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều HS không có hứng thú học tập bộ môn.

Vì thế trong quá trình dạy học tiết ôn tập chương. Chúng ta cần phải trang bị cho HS phương pháp ôn tập chương như thế nào để đạt hiệu quả. Để từ đó mỗi HS tự mình hệ thống lý thuyết, tự mình vận dụng lý thuyết giải bài tập. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho HS khá giỏi còn HS trung bình, yếu, kém thường không tự hệ thống lý thuyết và vận dụng giải bài tập đạt hiệu quả được.

Đứng trước thực trạng trên, với tinh thần yêu thích bộ môn, muốn góp phần gỡ rối cho HS trung bình, yếu, kém tự ôn tập chương một cách có hệ thống và để tiết ôn tập chương HS học tập tích cực . Hơn nữa cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi xin đưa ra “Phương pháp soạn giáo án tiết ôn tập chương” để mọi đối tượng HS đều tự ôn tập được một cách có hệ thống.















CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Chúng ta biết rằng định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai đoạn hiện nay được xác định là: “ Phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy ”.
Chúng ta cũng biết một số tình huống dạy học trong môn Toán đạt hiệu quả như:
Dạy học khái niệm, định nghĩa: thường tiến hành qua các bước sau:
+ Tiếp cận khái niệm
+ Hình thành khái niệm
+ Củng cố khái niệm
+ Vận dụng khái niệm
Dạy học các định lý, tính chất: thường tiến hành qua các bước sau:
+ Tiếp cận định lý
+ Hình thành định lý
+ Củng cố định lý
+ Vận dụng định lý
Dạy học các quy tắc: thường được tiến hành như sau:
+ Xác định rõ các thao tác theo một trình tự hợp lý
+ Thực hiện các hoạt động tương ứng với các thao tác theo trình tự đó.
+ Củng cố quy tắc
+ Vận dụng quy tắc
Dạy học giải bài tập: thường được tiến hành như sau:
+ Tìm hiểu nội dung đề bài
+ Tìm cách giải
+ Kiểm tra lời giải và nghiên cứu sâu lời giải



Còn dạy học ôn tập chương trong bộ môn Toán thì tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả tức là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học.
Ta cũng biết rằng mục tiêu của tiết ôn tập chương là HS ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học trong chương và biết vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập để vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
Vì thế, để dạy được tiết ôn tập chương đạt hiệu quả thì việc thiết kế giáo án của GV trong tiết ôn tập là rất quan trọng cho nên ta phải thiết kế tiết ôn tập chương như thế nào để phù hợp với mục tiêu của chương, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi thấy: Dạy học tiết ôn tập chương mà đạt hiệu quả thì GV phải tiến hành như sau:
+ Soạn hệ thống hoá lý thuyết bằng dạng bài tập trắc nghiệm (loại câu hỏi điền khuyết )
+ Soạn hệ thống hoá bài tập bằng bài tập trắc nghiệm ( loại câu hỏi nhiều lựa chọn, ghép đôi, đúng sai ).
+ Soạn bài tập tự luận tổng hợp cả chương.
Tất cả bài tập trắc nghiệm GV cố gắng cho vào phiếu học tập khổ giấy A4 photo mỗi em HS 1 tờ và phát trước tiết ôn tập chương. Khi đó HS về nhà ôn tập theo sự định hướng của GV thì sẽ giúp cho HS tự hệ thống hoá lý thuyết và vận dụng làm bài tập một cách nhẹ nhàng đến lớp GV chỉ là người trọng tài cùng với HS.


















NỘI DUNG


Tiết 44: ÔN TẬP CHƯƠNG II ( Hình học 7 )

A. Mục tiêu: Qua bài này , HS cần:
- Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức đã học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bé Tư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)