SKKN năm 2010-2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hoàn | Ngày 03/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: SKKN năm 2010-2011 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

MỞ ĐẦU:
I/Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ trước lúc đi xa Bác có một yêu cầu rất là đơn giản nhưng vĩ đại và cao quý biết bao, Bác yêu cầu trước khi đi xa Bác muốn nghe một khúc hát dân ca.Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sáng tác ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” câu hát cuối cùng là lời dặn của người.
Càng yêu quê hương đất nước , càng yêu khúc hát dân ca, thấm nhuần lời dạy của người bản thân luôn trăn trở làm thế nào đây để trẻ biết các làn điệu dân ca của các vùng miền trên quê hương đất nước.
Như chúng ta đã biết , âm nhạc là loại hình nghệ thuật , xuất hiện rất sâu trong lịch sử loài người , nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong sinh hoạt và cuộc sống con người bằng hình tượng âm nhạc, âm nhạc còn phản ánh niềm vui , nỗi buồn , khát vọng , ước mơ, tình cảm trong mọi con người.
Đối với trẻ Mầm Non , âm nhạc có vai trò giáo dục vô cùng quan trọng.Âm nhạc giúp cho trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ , quan hệ giao tiếp , trao đổi tình cảm , phát triển năng khiếu, âm nhạc là cả một thế giới đầy cảm xúc đối với trẻ.Trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ lúc còn trong bụng mẹ bằng những vỗ về cảm xúc của người mẹ , khi ra đời trẻ được tiếp xúc với những lời ru âu yếm của bà.
Những câu hát dân ca mộc mạc :
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Chính những câu hát mộc mạc , những lời ru của Bà của Mẹ đã nuôi lớn tâm hồn của trẻ .Tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước cũng xuất phát qua tiếng hát , lời ru.Trẻ Mầm Non dễ cảm xúc , ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với âm nhạc , âm nhạc cũng là động lực thúc đẩy cho các môn học khác .Thế giới âm nhạc muôn màu , muôn sắc giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất , trí tuệ , tình cảm , đạo đức , thẩm mỹ.
Với lý do trên ngày 20/11/2010 tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho giáo viên tập luyện tổ chức cho trẻ với chủ đề : “Trẻ với làn điệu dân ca” để đồng nghiệp tham khảo tôi xin trao đổi về một số kinh nghiệm cho trẻ làm quen với các làn điệu dân ca.
1/Lý do khách quan:
Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh, em mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng biệt và có các làn điệu dân ca lôi cuốn lòng người , có làn điệu dân ca 3 miền Bắc –Trung –Nam để bảo tồn bẳ sắc dân tọc Việt Nam.
Ngay cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 trong chương trình giáo dục Mầm Non sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các cuộc thi hát dân ca cho các cán bộ giáo viên nghành học Mầm Non và được nhiều kết quả, có nhiều bài hát dân ca hay do giáo viên Mầm Non biểu diễn.
Để làm tốt công tác này hàng năm tôi đều xây dựng kế hoạch cụ thể luyện hát dân ca cho giao viên , động viên giáo viên sưu tầm những bài hát dân ca lời cổ, hoặc tập cải biên một số làn điệu dân ca dạy trẻ , tổ chức thi hát dân ca cho giáo viên trẻ nhân ngày lễ lướn.
Để giáo dục trẻ có tâm hồn dân tộc, giúp trẻ sớm tiếp thu những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật cổ truyền những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ.
Những làn điệu dân ca, những lời hát cổ xưa mang săc thái đậm đà của từng miền quê Việt nam phải được đến với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng nhất của con người .
Trẻ Mầm Non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với các làn điệu dân ca hay trẻ ưa thích thì cũng chỉ là am nhạc tầm thường.
Cho trẻ làm quen với làn điệu dân ca là cho trẻ tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp , thỏa mãn sự phát triển hình tượng cảm xúc mạnh mẽ ở trẻ.
Cho trẻ làm quen và hát các làn điệu dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nam một cách tích cực, phù hợp với hoạt động của trẻ.Đồng thời giúp trẻ nhận biết về đời sống sinh hoạt dân gian qua lời của những bài hát dân ca mà trong âm nhạc hiện đại gặp.
2/Lý do chủ quan:
Trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)