SKKN Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 05/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ CHƠI TỐT
HOẠT ĐỘNG GÓC

I. Đặt vấn đề:
Mục tiêu của chương trình giáo dục trẻ mầm non có thể được so sánh như những “mạng nhện”, trong “mạng nhện” đó trẻ thể hiện được sự kết hợp chặt chẽ và sự hứng thú của bản thân một cách rất tự nhiên, không có sự sắp đặt hoặc một sự gò ép nào đối với trẻ.
Vì vậy là một giáo viên tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình giáo dục trẻ được kết hợp, đan lại giống như một “mạng nhện” lành lẹn, không bị đứt quảng. Nếu để “mạng nhện” đứt quảng hoặc thiếu thì sẽ bị rơi và không kết dính được với nhau. Trong quá trình giáo dục cũng vậy, nếu không có các nhóm kết hợp lại chặt chẽ thì “tổng thể” sẽ bị yếu, không đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn linh động sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung. tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Vì vậy góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc”.

II. Cơ sở lý luận:
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
Ví dụ: Như trong chơi xây dựng. Trẻ thể hiện và hiểu được xây nhà cần những nguyên vật liệu gì ?; Ai đã xây nên ngôi nhà mà trẻ đang ở ?; …
Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, …
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.
Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung trò chơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.

Đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)