SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả lớp 4

Chia sẻ bởi Dương Thuyết Giang | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn chính tả lớp 4 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Ban giám khảo và Quý thầy cô !
Người thuyết trình: Dương Thuyết Giang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TỐT
"MÔN CHÍNH TẢ Ở LỚP 4"
I. Đặt vấn đề:
Viết đúng
Đọc đúng
Nghe, viết đúng
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
* Khó khăn: Trong thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong ngôn ngữ là khá phổ biến. Do tình hình kinh tế xã hội chung, hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn, của nhiều vùng miền. Từ giáo viên đến học sinh, Ví dụ : “Thầy nói tiếng Bắc- trò nói tiếng Nam; Cô nói tiếng Trung-trò nói tiếng Bắc...”.
Nói và làm
Lói và nàm
Nói
Nọi
Về
Dề
Dìa
R
G
TR
CH
Thực tế
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỌC TỐT
"MÔN CHÍNH TẢ Ở LỚP 4"
II.Giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1:
Phát hiện những lỗi thường gặp ở học sinh
1. Lỗi âm cuối vần
+ at/ac, ăt/ăc, âc/ ât : Nhạc nhẽo, bác ngát, cắc lúa, nỗi bậc,...
+ an / ang, ân / âng: Dung nhang, giang hàng, nhân dâng
+ ên/ênh: Bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền,...
+ Ư/ ươi: Con ngừ, hai mư,...
+ ươm/ ơm, um: Bươm bướm ( Bơm bớm), Lượm (lụm)...
+ ươu/ ưu/ iu: Rượu (rụ,rựu, rịu), Bướu (bứu, bú),...
2.Lỗi phụ âm đầu
+ c/k: Céo co, tìm ciếm,...
+ g/gh: Cái ghế (cái gế), ghê gớm (gê gớm)...
+ h/qu: Hoa (qua), phá hoại (phá quại)
+ ng/ngh: ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề,...
+ ch/ tr: cây che, chiến chanh,...
+ s/x: sản xuất (sản suất), sa mạc ( xa mạc),...
2.Lỗi về dấu thanh
(ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng)
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn,
giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,…
Giải pháp 2:
Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu các lỗi
1.Lỗi khi viết âm đầu
Miền Bắc thường lẫn lộn các âm (l/n)
Miền Nam thường lẫn lộn các âm ( v/d, r/g)
Ngôn ngữ Bắc và Nam đều có sự lẫn lộn
Quy ước trong chữ quốc ngữ cũng gây khó khăn trong khi viết chữ
c
c
K
qu
ng
ng
ngh
g
g
gh
2.Lỗi khi viết âm cuối
n/ng
t/c
3.Lỗi về dấu thanh
Thực tế các thanh "hỏi, ngã" rất khó phân biệt.
đặc biệt khu vực miền Trung và Nam bộ
khi phát âm thường không có thanh ngã
Giải pháp 3:
Tìm ra một số biện pháp khắc phục lỗi
1.Luyện phát âm đúng
Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm bắt đầu phải được thực hiện trong tất cả các phân môn tiếng Việt. Đặc biệt là môn Chính tả
2. Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh
a. Phân tích cấu tạo tiếng
- sang = s + ang (Giàu sang)
- san = s + an (San bằng)
* Chú ý: Lắng nghe giáo viên phát âm tiếng sẽ viết cho thật kỹ sau đó mới bắt đầu viết.
2. Phân biệt bằng nghĩa từ
Là giúp học sinh hiểu nghĩa chính xác của từ. Đây cũng là một biện pháp tích cực, khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.
Cây bàng
Cái bàn
- Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
4. Ghi nhớ một số mẹo, luật chính tả
Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp cho học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như:
i
e ê iê
Âm đầu
Nguyên âm
- Luật bổng trầm
Qui luật về dấu hỏi, ngã trong các từ láy
Bổng
(ngang/sắc/hỏi)
Trầm
(huyền/ngã/nặng).
* Ngang + hỏi: Nhanh nhảu, da dẻ, thanh thản, chăm chỉ...
* Sắc + hỏi: Thẳng thắn, nhí nhảnh, dí dỏm, ...
* Hỏi + hỏi: Thủ thỉ, lủng chủn, lủng củng,...
* Huyền + ngã: Màu mỡ, rõ ràng, sỗ sàng, ròng rã, giòn giã...
* Nặng + ngã: Nghiệt ngã, dõng dạc, bạc bẽo, nhạt nhẽo, lộng lẫy, rực rỡ,...
* Ngã + ngã: Chễnh mãng, lãng đãng, mũm mĩm, …
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Các từ chỉ đồ vật trong nhà hay tên con vật đều thường bắt đầu bằng âm ch
- Ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chuông, chiêng,… chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, , chèo bẻo, chìa vôi…
+ Để phân biệt âm đầu s/x:
Thường các từ chỉ tên cây hay tên con vật đều bắt đầu bằng s
- Ví dụ: Sứ, sung, sắn, sầu đâu, sậy, sầu riêng, so đũa… sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sáo sậu, sư tử, sơn dương, san hô…


+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: - Gập ghềnh, chông chênh, lênh đênh, lênh khênh, bấp bênh, cồng kềnh…
- Hầu hết các từ tận cùng là ng hoặc nh là từ tượng thanh:
Loảng xoảng, sang sảng, rổn rảng, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, lẻng kẻng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch…
- Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ tượng hình: Khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
5. Vận dụng các bài tập chính tả:
Ta nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau nhằm giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ ngữ trong văn cảnh cụ thể. Sau khi làm bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
6. Tạo điều kiện cho các em tự khắc phục lỗi chính tả:
Tham
khảo
sách
thư
viện
Đọc
sách

nhà
Chú ý bài học
Tìm
hiểu
thêm
sách
báo

Tìm
hiểu
thêm
sách
báo

* Kết quả đạt được:
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Chỉ bảo tận tình
Hướng dẫn cách đọc, viết
Tham khảo tài liệu
Tham khảo tài liệu
Chia sẻ kinh nghiệm
Rèn luyện vốn từ
IV. KẾT LUẬN:
V. ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NĂM SAU:
Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết chữ đúng mẫu
Chúc hội thi thành công tốt đẹp !
XIN CH�N TH�NH C?M ON V� K�NH CH�C S?C KH?E BAN GI�M KH?O !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thuyết Giang
Dung lượng: 9,01MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)