SKKN Môn TLV

Chia sẻ bởi Trần Thị Bích Vân | Ngày 04/11/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: SKKN Môn TLV thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Phần mở đầu.
I. Bối cảnh của đề tài.
Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy ở trường, bản thân đang là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp. Việc thực hiện chương trình đổi mới SGK trong thời gian qua, tôi nhận thấy việc giảng dạy, học tập và thực hành làm văn miêu tả của học sinh có nhiều điểm cần lưu tâm. Đó cũng chính là những điều bản thân tôi rút kết kinh nghiệm và áp dụng cụ thể vào thực tiễn giảng dạy.
II. Lí do chọn đề tài.
- Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế và trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới WTO. Thời kì của nền CNH-HĐH đất nước mở ra nhiều thách thức và vận hội cho đất nước. Mục tiêu của Đảng đề ra trong Đại hội lần VIII là phải tập trung vào giáo dục. Giáo dục phải là quốc sách hàng đầu cho công cuộc cải tiến nền kinh tế đất nước. Việc đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến chất lượng dạy và học để hình thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho nền CNH-HĐH đất nước sau này.
- Theo định hướng đó thì bậc Tiểu học là nền tảng. Mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp tri thức cần thiết cho trẻ.
- Môn tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng nói và viết. Đây là một trong những nhu cầu cấp thiết hiện nay, hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp tốt nhất. Biết nói và diễn đạt nội dung
cần nói một cách rõ ràng, mach lạc, dễ hiểu và thu hút được đối tượng giao
tiếp một cách thuyết phục nhất. Nhưng trong thực tế giảng dạy, học sinh còn lúng túng không biết nói gì? Viết gì? Vì vậy việc dạy cho học sinh biết quan sát, tìm ý và diễn đạt ý một cách gãy gọn, xúc tích, truyền tải hết hiểu biết vào nội dung diễn đạt là điều cần thiết, các kĩ năng giao tiếp trẻ được làm quen, được học ở lớp sẽ ứng dụng tốt trong thực tế đời sống hằng ngày: nhà trường,
gia đình, bạn bè, xã hội…và trên các phương diện ngoại giao.
- Với mong muốn lớp trẻ kế thừa sau này sẽ là những người chủ tương lai đầy năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt trên mọi phương diện ngoại giao. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả lớp năm”.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình giảng dạy môn tập làm văn khối 5.
- Thời gian rút kết kinh nghiệm từ 2006- 2010.
b. Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh lớp 5 trường Tiểu học Long Thới A.
IV. Mục đích nghiên cứu.
Dựa vào kết quả thực tế giảng dạy ở trường và ở lớp chủ nhiệm, kĩ năng nói và viết của học sinh còn nhiều hạn chế. Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm :
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giảng dạy về văn miêu tả.
- Tìm ra phương pháp phù hợp nhất với đặc trưng bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy văn miêu tả.
- Nâng cao chất lượng dạy và học.
- Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong sách Tiếng Việt mới, học sinh thực hành tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả con vật qua nhiều đề bài mở; trong đó đối tượng miêu tả rất gần gũi với các em, phát huy vốn sống vốn hiểu biết của các em về tả đồ vật như: chiếc cặp, cây bút, một đồ chơi mà em thích…tả một người thân đang làm việc, tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.v..v…Điểm mới trong tả người (dạy cách quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả, cách tả ngoại hình, hoạt động…) của một người mà em thường gặp, tả một người mà em yêu mến, tả một người thân, tả một người lao động… như: công nhân, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo…) đang làm việc; tả cảnh ( dạy cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lập dàn ý, cách viết đoạn, cách liên kết các đoạn thành bài, cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài…) Học sinh được lựa chọn đối tượng miêu tả, điều này giúp học sinh chủ động, sáng tạo và tự tin hơn khi làm bài các em có nhiều cơ hội để bộc lộ cảm xúc, dấu ấn cá nhân trong bài văn của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Bích Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)