SKKN môn sử - Ngô Mai

Chia sẻ bởi Ngô Thị Mai | Ngày 10/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: SKKN môn sử - Ngô Mai thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:




PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC DI TRẠCH




Tên sáng kiến kinh nghiệm

HƯỚNG ĐI MỚI
CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ
Ở BẬC TIỂU HỌC



Năm học :2010 -2011





PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC DI TRẠCH



SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên: Ngô Thị Mai
Ngày sinh: 16 – 10 – 1970
Năm vào ngành: 1990
Chức vụ: Tổ trưởng tổ thứ 2
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Di Trạch
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chuyên ngành: Tiểu học
Khen thưởng: LĐTT Huyện


Năm học: 2010 -2011


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lớp 4, 5 là các lớp cuối cấp Tiểu học, là các lớp hoàn thành mục tiêu của chương trình Tiểu học. Một trong các môn học có tầm quan trọng lớn mà các em cần đạt được đó là môn Lịch sử.
Mở đầu bài diễn ca năm 1942, Bác Hồ đã nhắc nhở:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời dạy và tư tưởng của Người giản dị, dễ hiểu nhưng càng nghĩ càng thấm thía và sâu sắc, thực là “Lời nói gói vàng”... Điều đó cho đến hiện nay đã mang tính thời sự nóng hổi, bởi qua thực tế giảng dạy trên 20 năm công tác, tôi nhận thấy chất lượng dạy sử và học sử còn rất nhiều điều đáng nói. Từ kết quả cười ra nước mắt của các đợt thi Đại học, Cao đẳng, Trung cấp cho đến việc học Lịch sử hàng ngày ở các trường PTTH, THCS, Tiểu học còn nhiều bất cập, chưa thực sự đầu tư cho môn học này. Vì vậy, học sinh tiếp thu bài môt cách thụ động, dẫn đến học sinh chán học, không muốn học, ít ghi nhớ được những vấn đề có liên quan đến lịch sử mà đăc biệt là lịch sử nước nhà...
Trước yêu cầu và thực tế đó, vấn đề cấp thiết là tìm ra một hướng đi đúng là một điều được nhiều người quan tâm. Do đó, tôi mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu và quyết định chọn cách giải quyết mới đối với việc dạy Lịch sử lớp 4, 5 nói riêng, đó là:
“Hướng đi mới cho việc dạy và học Lịch sử ở bậc Tiểu học”
2. Mục đích của SKKN:
“Hướng đi mới cho việc dạy và học Lịch sử ở bậc Tiểu học” nhằm giúp cho việc giảng dạy của GV và học tập của học sinh trở nên lý thú, gắn bó với thực tiễn, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen dạy và học thụ động, ghi nhớ máy móc góp phần tạo ta những con người mới xứng là những công dân của Việt Nam ta như niềm mong mỏi của vị cha già kính yêu của dân tộc.
3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nội dung, chương trình dạy lịch sử lớp 4, 5.
- Nắm vững phương pháp dạy phân môn lịch sử 4, 5.
- Nghiên cứu tâm lý HS Tiểu học.
- Tìm ra các biện pháp giúp HS thích học và học tốt môn lịch sử.
* Các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4. Giới hạn nghiên cứu:
Lớp 4B – 5A Trường Tiểu học Di Trạch năm học 2009 – 2010 và 2010-2011
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Sử dụng công nghệ thông tin, trò chơi, thảo luận nhóm, dạy HS học hiểu và nhớ lâu theo kiểu sơ đồ... (sử dụng đa dạng các phương pháp) nên HS tiếp thu bài rất nhẹ nhàng, hứng thú mà lại đạt hiệu quả cao).


















B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất biện pháp thực hiện

I. Điều tra, khảo sát:
Sau khi đi đến quyết định nghiên cứu để tìm hướng đi cho phương án “Hướng đi mới cho việc dạy và học Lịch sử ở bậc Tiểu học”, tôi tiến hành điều tra, khảo sát một số giáo viên và học sinh như sau:
- Về phía giáo viên: Khi được hỏi về dạy môn lịch sử cũng như phương pháp dạy học môn lịch sử, đa số giáo viên trả lời là: Chủ yếu nêu câu hỏi vấn đáp để học sinh tìm hiểu và rút ra được nội dung bài học. Còn về kiến thức lịch sử thì họ thực sự chưa quan tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Mai
Dung lượng: 14,51MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)