SKKN môn sử
Chia sẻ bởi Đoàn Quang Định |
Ngày 11/05/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: SKKN môn sử thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
I. Tên đề tài:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
II. Đặt vấn đề
Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện không thể thiếu trong dạy học lịch sử, nó giúp cho ta có thể tái tạo lại được một phần của quá khứ. Có ĐDDH, giáo viên sẽ có sự hưng phấn hơn trong giảng dạy và thu hút sự chú ý của người học hơn, tiết học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn, hiệu quả giờ dạy vì thế cũng được nâng lên.
Những năm gần đây, do yêu của việc đổi mới nội dung chương trình-sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nên các cấp lãnh đạo ngành đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trên cơ sở nâng cao tính chủ động, sáng tạo và phát huy khả năng tư duy trong quá trình dạy hoc nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học ở các môn học nói chung và và về môn lịch sử nói riêng. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu khoa học, quý trọng gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, từ đó các em gắng sức học tập để xứng đáng với cha ông.
Dạy học tích cực là thày tổ chức hướng dẫn, trò chủ động khám phá chiếm lĩnh kiến thức; tăng cường rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành mà đồ dùng là một trong những phương tiện cần thiết để thực hiện các yêu cầu nói trên.
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo. Dạy học tích cực nhằm đào tạo lớp người phù hợp với thời đại, vì thế giáo dục được đầu tư nhiều hơn - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Kinh phí mà nhà nước ta đầu tư cho giáo dục rất lớn, trong đó việc đầu tư trang thiết bị dạy học được chú trọng. So với những năm trước đây thì đồ dùng dạy học ở bộ môn lịch sử hiện nay rất phong phú, đa dạng như lược đồ, tranh ảnh, băng hình, hiện vật v.v… tuy nhiều nhưng trong thực tế giảng dạy thì đồ dùng dạy học vẫn chưa đồng bộ và chưa đủ, cụ thể là các lược đồ ( môn Lịch sử lớp 7). Nhiều bài dạy ở sách giáo khoa có nhưng trong bộ thiết bị không có nên gây nhiều khó khăn, làm cho cả thầy và trò trở nên lúng túng. Thiếu ĐDDH, tiết học trở nên khô cứng, bài giảng có phần bị gượng ép, đôi khi còn là một tiết học vô cảm, thầy không hứng thú dạy, trò không thấy hấp dẫn, thầy cứ nói còn trò thì lơ đễnh không tập trung, lớp học buồn tẻ, uể oải, thầy không tái tạo được hình ảnh của vấn đề lịch sử trong nội dung bài học đang đề cập, không để lại ấn tượng cho người học, và kết quả học tập của học sinh sẽ đạt thấp.
Từ trước đến nay khi giảng dạy những bài cần sử dụng ĐDDH nhưng thiếu (chủ yếu là các lược đồ), các đồng nghiệp thường có nhiều cách khắc phục như:
- Những người có năng khiếu tốt khi lên lớp thì sẽ vẽ lên bảng để dạy
- Giáo viên ít năng khiếu vẽ thì chuẩn bị trước như vẽ vào bảng phụ.
- Một số giáo viên khác thì dùng lược đồ trong sách giáo khoa để dạy.
- Đối với cách khắc phục thứ nhất có ưu điểm là thu hút học sinh, gây sự tin tưởng của học sinh vào khả năng của thầy, tuy nhiên cách này làm mất thời gian trên lớp-trong 45phút của tiết dạy mà lại dành một khoảng thời gian để vẽ lược đồ thì không còn thời gian để triển khai nội dung kiến thức và rèn kỹ năng cho học sinh, mặt khác không phải thầy cô nào cũng có khả năng này.
- Cách vẽ sẵn lược đồ vào bảng phụ (đây là cách các đồng nghiệp thường dùng), so với việc lên lớp mới vẽ thì đây là cách được chuẩn bị kỹ hơn không làm mất thời gian trên lớp để thầy khai thác kiến thức và rèn các kỹ năng học tập cho học sinh. Dùng cách này có thể dạy được nhiều lần trên một khối lớp đồng thời nhiều giáo viên có thể cùng sử dụng (nếu trường có nhiều lớp cùng khối). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao vì mỗi năm phải vẽ một lần (nếu gặp thời điểm bận rộn sẽ chuẩn bị không kịp) mặt khác vẽ vào bảng phụ bằng phấn thì sẽ dễ bị mờ khi đến lượt dạy ở các lớp sau.
- Cách giáo viên dùng lược đồ ở sách giáo khoa: khi giáo viên cho học sinh khai thác lược đồ trên
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU ĐỒ DÙNG
DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
II. Đặt vấn đề
Đồ dùng dạy học (ĐDDH) là phương tiện không thể thiếu trong dạy học lịch sử, nó giúp cho ta có thể tái tạo lại được một phần của quá khứ. Có ĐDDH, giáo viên sẽ có sự hưng phấn hơn trong giảng dạy và thu hút sự chú ý của người học hơn, tiết học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn, hiệu quả giờ dạy vì thế cũng được nâng lên.
Những năm gần đây, do yêu của việc đổi mới nội dung chương trình-sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học nên các cấp lãnh đạo ngành đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trên cơ sở nâng cao tính chủ động, sáng tạo và phát huy khả năng tư duy trong quá trình dạy hoc nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học ở các môn học nói chung và và về môn lịch sử nói riêng. Qua đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, yêu khoa học, quý trọng gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, từ đó các em gắng sức học tập để xứng đáng với cha ông.
Dạy học tích cực là thày tổ chức hướng dẫn, trò chủ động khám phá chiếm lĩnh kiến thức; tăng cường rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng thực hành mà đồ dùng là một trong những phương tiện cần thiết để thực hiện các yêu cầu nói trên.
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo. Dạy học tích cực nhằm đào tạo lớp người phù hợp với thời đại, vì thế giáo dục được đầu tư nhiều hơn - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Kinh phí mà nhà nước ta đầu tư cho giáo dục rất lớn, trong đó việc đầu tư trang thiết bị dạy học được chú trọng. So với những năm trước đây thì đồ dùng dạy học ở bộ môn lịch sử hiện nay rất phong phú, đa dạng như lược đồ, tranh ảnh, băng hình, hiện vật v.v… tuy nhiều nhưng trong thực tế giảng dạy thì đồ dùng dạy học vẫn chưa đồng bộ và chưa đủ, cụ thể là các lược đồ ( môn Lịch sử lớp 7). Nhiều bài dạy ở sách giáo khoa có nhưng trong bộ thiết bị không có nên gây nhiều khó khăn, làm cho cả thầy và trò trở nên lúng túng. Thiếu ĐDDH, tiết học trở nên khô cứng, bài giảng có phần bị gượng ép, đôi khi còn là một tiết học vô cảm, thầy không hứng thú dạy, trò không thấy hấp dẫn, thầy cứ nói còn trò thì lơ đễnh không tập trung, lớp học buồn tẻ, uể oải, thầy không tái tạo được hình ảnh của vấn đề lịch sử trong nội dung bài học đang đề cập, không để lại ấn tượng cho người học, và kết quả học tập của học sinh sẽ đạt thấp.
Từ trước đến nay khi giảng dạy những bài cần sử dụng ĐDDH nhưng thiếu (chủ yếu là các lược đồ), các đồng nghiệp thường có nhiều cách khắc phục như:
- Những người có năng khiếu tốt khi lên lớp thì sẽ vẽ lên bảng để dạy
- Giáo viên ít năng khiếu vẽ thì chuẩn bị trước như vẽ vào bảng phụ.
- Một số giáo viên khác thì dùng lược đồ trong sách giáo khoa để dạy.
- Đối với cách khắc phục thứ nhất có ưu điểm là thu hút học sinh, gây sự tin tưởng của học sinh vào khả năng của thầy, tuy nhiên cách này làm mất thời gian trên lớp-trong 45phút của tiết dạy mà lại dành một khoảng thời gian để vẽ lược đồ thì không còn thời gian để triển khai nội dung kiến thức và rèn kỹ năng cho học sinh, mặt khác không phải thầy cô nào cũng có khả năng này.
- Cách vẽ sẵn lược đồ vào bảng phụ (đây là cách các đồng nghiệp thường dùng), so với việc lên lớp mới vẽ thì đây là cách được chuẩn bị kỹ hơn không làm mất thời gian trên lớp để thầy khai thác kiến thức và rèn các kỹ năng học tập cho học sinh. Dùng cách này có thể dạy được nhiều lần trên một khối lớp đồng thời nhiều giáo viên có thể cùng sử dụng (nếu trường có nhiều lớp cùng khối). Tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao vì mỗi năm phải vẽ một lần (nếu gặp thời điểm bận rộn sẽ chuẩn bị không kịp) mặt khác vẽ vào bảng phụ bằng phấn thì sẽ dễ bị mờ khi đến lượt dạy ở các lớp sau.
- Cách giáo viên dùng lược đồ ở sách giáo khoa: khi giáo viên cho học sinh khai thác lược đồ trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Quang Định
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)