SKKN Mới Bản đồ tư duy dạy su 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Gấm |
Ngày 10/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: SKKN Mới Bản đồ tư duy dạy su 7 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Công nghệ thông tin và truyền thông có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Trên thế giới, các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đang được triển khai tích cực. Các nhà giáo dục được khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý ở tất cả các lớp và các môn học.
Năm học 2011 – 2012 là năm học đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học thay vì học trong môn tin học.
Bản thân là một giáo viên trẻ, có ham muốn hiểu biết nhiều hơn về công nghệ thông tin. Với thực trạng kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay rất thấp, là một giáo viên dạy môn Văn – Sử tôi cũng rất trăn trở, những năm trước tôi cũng đã tìm nhiều cách để thay đổi chút nào đó về cách nhìn nhận khi học tập môn Lịch sử như: mở chuyên đề đối với đồng nghiệp về: ‘đổi mới phương pháp dạy môn lịch sử’, ‘Phương pháp khai thác kênh hình trong môn lịch sử’’... Với học sinh tổ chức các hoạt động kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp với các chủ đề: cuộc thi theo dòng lịch sử, Lịch sử quê hương em... Đặc biệt đầu năm học 2011 – 2012 tôi được đi tập huấn về : công nghệ thông tin cho dạy học tích cực của dự án VVOB trong đó có 7 mô-đun và tôi rất ấn tượng với mô-đun bản đồ tư duy và tôi đã lập kế hoạch sử dụng bản đồ tư duy vào các bài dạy ôn tập môn Lịch sử, cho nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này là: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Lịch sử”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để bản thân tôi – một giáo viên trực tiếp đứng lớp hiểu sâu sắc hơn về tác dụng của công nghệ thông tin để từ đó ứng dụng được một cách thành thạo về công nghệ thông tin vào dạy học góp phần tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Khi đã hiểu rõ, hiểu sâu, ứng dụng tốt thì với vai trò là một tổ trưởng chuyên môn tôi sẽ trao đổi, giúp đỡ, hướng dẫn đồng nghiệp cùng chung tay trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin để từ đó có những phương pháp hay, những bài giảng dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn giúp cho các em học sinh khám phá chân trời tri thức bao la qua những giờ học phong phú.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Về quy mô: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi các bài học về môn Lịch sử THCS đặc biệt chú trọng khối lớp 7 với các bài ôn tập.
- Về không gian: Đề tài này nghiên cứu trong không gian trường THCS Hoàng Nông.
- Về thời gian: Đề tài này tôi nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2011 – 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại nhà trường để nâng cao hơn nữa tay nghề của giáo viên, từ đó có thêm nhiều phương pháp giảng dạy mới phong phú, linh hoạt giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ hiểu và sâu sắc.
- Nghiên cứu đề tài để khẳng định bản đồ tư duy thực sự là một công cụ trong phương pháp dạy học mới – phương pháp dạy học tích cực.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Căn cứ vào tình hình học tập thực tế của học sinh địa phương và phân phối chương trình môn Lịch sử lớp 7, tôi lựa chọn các bài ôn tập để thiết kế các bản đồ tư duy vì bản đồ tư duy là một dạng biểu đồ, là một phương pháp đồ họa được sắp xếp theo hướng phân nhánh, nó đem lại một cách tiếp cận mới. Sau khi lựa chọn được bài tôi tiến hành thiết kế bài theo hướng của bài ôn tập : Hệ thống hóa, khái quát hóa và nâng cao...
- Điều tra, khảo sát sau khi dạy một bài học bằng sơ đồ tư duy.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ. Do vậy, bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp. Vì thế, mô hình hoá kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học dễ nhớ, khắc sâu kiến thức.
Giờ học ôn tập là một giờ học khó bởi lượng kiến thức nhiều làm sao
1. Lý do chọn đề tài.
Công nghệ thông tin và truyền thông có thể đem lại giá trị cho quá trình giảng dạy và học tập. Trên thế giới, các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đang được triển khai tích cực. Các nhà giáo dục được khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý ở tất cả các lớp và các môn học.
Năm học 2011 – 2012 là năm học đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp công nghệ thông tin vào từng môn học thay vì học trong môn tin học.
Bản thân là một giáo viên trẻ, có ham muốn hiểu biết nhiều hơn về công nghệ thông tin. Với thực trạng kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay rất thấp, là một giáo viên dạy môn Văn – Sử tôi cũng rất trăn trở, những năm trước tôi cũng đã tìm nhiều cách để thay đổi chút nào đó về cách nhìn nhận khi học tập môn Lịch sử như: mở chuyên đề đối với đồng nghiệp về: ‘đổi mới phương pháp dạy môn lịch sử’, ‘Phương pháp khai thác kênh hình trong môn lịch sử’’... Với học sinh tổ chức các hoạt động kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp với các chủ đề: cuộc thi theo dòng lịch sử, Lịch sử quê hương em... Đặc biệt đầu năm học 2011 – 2012 tôi được đi tập huấn về : công nghệ thông tin cho dạy học tích cực của dự án VVOB trong đó có 7 mô-đun và tôi rất ấn tượng với mô-đun bản đồ tư duy và tôi đã lập kế hoạch sử dụng bản đồ tư duy vào các bài dạy ôn tập môn Lịch sử, cho nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này là: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Lịch sử”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này để bản thân tôi – một giáo viên trực tiếp đứng lớp hiểu sâu sắc hơn về tác dụng của công nghệ thông tin để từ đó ứng dụng được một cách thành thạo về công nghệ thông tin vào dạy học góp phần tích cực trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.
Khi đã hiểu rõ, hiểu sâu, ứng dụng tốt thì với vai trò là một tổ trưởng chuyên môn tôi sẽ trao đổi, giúp đỡ, hướng dẫn đồng nghiệp cùng chung tay trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin để từ đó có những phương pháp hay, những bài giảng dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn giúp cho các em học sinh khám phá chân trời tri thức bao la qua những giờ học phong phú.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Về quy mô: Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi các bài học về môn Lịch sử THCS đặc biệt chú trọng khối lớp 7 với các bài ôn tập.
- Về không gian: Đề tài này nghiên cứu trong không gian trường THCS Hoàng Nông.
- Về thời gian: Đề tài này tôi nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2011 – 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại nhà trường để nâng cao hơn nữa tay nghề của giáo viên, từ đó có thêm nhiều phương pháp giảng dạy mới phong phú, linh hoạt giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ hiểu và sâu sắc.
- Nghiên cứu đề tài để khẳng định bản đồ tư duy thực sự là một công cụ trong phương pháp dạy học mới – phương pháp dạy học tích cực.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Căn cứ vào tình hình học tập thực tế của học sinh địa phương và phân phối chương trình môn Lịch sử lớp 7, tôi lựa chọn các bài ôn tập để thiết kế các bản đồ tư duy vì bản đồ tư duy là một dạng biểu đồ, là một phương pháp đồ họa được sắp xếp theo hướng phân nhánh, nó đem lại một cách tiếp cận mới. Sau khi lựa chọn được bài tôi tiến hành thiết kế bài theo hướng của bài ôn tập : Hệ thống hóa, khái quát hóa và nâng cao...
- Điều tra, khảo sát sau khi dạy một bài học bằng sơ đồ tư duy.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ. Do vậy, bộ môn cung cấp một lượng kiến thức rất lớn trong một khoảng thời gian hạn hẹp. Vì thế, mô hình hoá kiến thức lịch sử sẽ giúp các em dễ học dễ nhớ, khắc sâu kiến thức.
Giờ học ôn tập là một giờ học khó bởi lượng kiến thức nhiều làm sao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Gấm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)