Skkn moi

Chia sẻ bởi Lưu Đức Diện | Ngày 02/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: skkn moi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A - ĐẶT VẤN ĐỀ.

I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, giáo dục thể chất luôn gắn liền và xuyên suốt từ bậc giáo dục Mầm non đến bậc giáo dục Đại học. Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Bởi vì giáo dục thể chất chính là trang bị cho con người sức khoẻ để học tập, để lao động sản xuất và chiến đấu. Tập luyện thể dục thể thao cũng chính là góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách tốt đẹp cho con người.
Đối với giáo dục thể chất ở bậc THCS thì đây là nhiệm vụ vô cùng to lớn và nặng nề. Bởi vì đây chính là bậc học gắn liền với sự thay đổi về tâm sinh lí, về tính cách, về sức khoẻ, là sự chuyển giao giữa hai thời kì, hai lứa tuổi khác nhau và nó quyết định tới xu hướng hình thành các phẩm chất nhân cách của con người sau này. Sự phát triển không đúng hướng hay một sự xáo trộn trong biến đổi sinh lý do tập luyện sẽ đem lại những hậu quả không nhỏ.
Đối với học sinh THCS, bên cạnh việc trang bị cho các em về thể lực chung còn cần phải phát triển cho các em về các tố chất: nhanh ,mạnh, bền, khéo, dẻo. Đó chính là các tố chất không thể thiếu được trong mục tiêu giáo dục thể chất.
Theo tôi phát triển về sức mạnh của đôi chân ở học sinh THCS là rất cần thiết. Đó là lí do để tôi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu.
II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Là một giáo viên thể dục ở trường THCS, tôi luôn ý thức về nhiệm vụ nặng nề đó và những câu hỏi đặt ra là phải làm gì làm như thế nào để góp phần vào việc đào tạo cho xã hội những con người mới có đầy đủ các phẩm chất, các năng lực cần thiết. Và một ý nghĩ đã thôi thúc tôi, đó là việc hướng dẫn sử dụng các bài tập phát triển các tố chất vận động cho học sinh, áp dụng vào mỗi lứa tuổi, mỗi trình độ, giới tính khác nhau. Và tôi đã chọn các bài tập phát triển sức mạnh cổ chân cho học sinh lớp 6, 7 trong phân môn Bật nhảy. đó cũng một ý tưởng táo bạo tôi đã đem áp dụng và cũng xin được nêu ra đây để các đồng nghiệp tham khảo, góp ý để tôi nhận thấy những điểm còn hạn chế, thiếu sót, từ đó có thể tự hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy.
-Thứ nhất, trong chương trình thể dục THCS, các học phần về nhảy cao, nhảy xa chiếm một thời lượng lớn trong phân phối chương trình chung từ lớp 6 đến lớp 9. Để có được thành tích tốt cần phải có một sức bật tốt kết hợp với các yếu tố kĩ thuật. Trong thực tế, ở lứa tuổi này việc phát triển sức mạnh chân là rất cần thiết và hợp lý đặc biệt ở học sinh lớp 6, 7.
-Thứ hai, các bài tập liên quan đến việc phát triển sức chân đa phần chỉ là bổ trợ, chưa được coi trọng, còn hạn chế chưa phát huy tác dụng, chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong tập luyện.
-Thứ ba, trong thi đấu TDTT, sức mạnh chân là một yếu tố không thể thiếu được trong hầu hết các môn thi đấu, việc tập luyện để phát triển sức mạnh chân cũng chính là nhằm nâng cao thể lực, nâng cao thành tích trong thi đấu.
-Thứ tư, các bài tập này không chỉ tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn thể thao khác mà còn có tính ứng dụng rất lớn trong thực tế sản xuất đặc biệt với học sinh nông thôn.
III - ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng và phạm vi:
- Học sinh lớp 6A1, 6A2 học sinh lớp 7A1, 7A2 - Trường THCS Võ Văn Kiệt- Đắk Rlấp- Đắk Nông.
- Số lượng đối chứng: mỗi lớp 30 em học sinh.
2. Kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2008 - 2009.
IV - KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC:
Qua việc áp dụng đề tài này phải nhằm nâng cao được thành tích học tập của học sinh trong tập luyện. Đồng thời phải kích thích được hứng thú học tập và tiếp thu động tác mới. Qua đó tạo tiền đề cho các em tiếp thu tốt các động tác kĩ thuật ở lớp trên.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I- NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lí luận:
a- Cơ sở sinh lý:
- Ở giai đoạn này, cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh về các hệ cơ quan: hệ thần kinh, hệ hô hấp..., đặc biệt là hệ vận động. Sự phát triển cơ thể không đồng nhịp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Đức Diện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)