SKKN - MAMNON 2
Chia sẻ bởi Vũ Thị Thu Thủy |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: SKKN - MAMNON 2 thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN 11
TRƯỜNG MẦM NON 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC : 2010 - 2011
Tác giả : Lê Thị Thu Phượng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC : 2010 – 2011
Người thực hiện : Lê Thị Thu Phượng
Năm sinh : 30 / 06 / 1965
Trình độ nghiệp vụ : ĐẠI HỌC MẦM NON
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Ngôn ngữ nói, giao tiếp và đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát nhân cách của trẻ MN nói riêng, của con người và xã hội nói chung.
Lứa tuổi MN là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc viết ban đầu của trẻ. Ở GĐ này trẻ đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ viết.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhận thức, giải quyết vấn đề và chức năng tư duy ký hiệu tượng trưng ở trẻ.
Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp… không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác . Bên đó việc dạy trẻ làm quen với chữ viết vãn tiến hành theo yêu cầu, trẻ nhận biết đúng và phát âm đúng các chữ cái, yêu cầu và kỹ năng chuẩn bị cho trẻ học đọc và học viết để cho vào . Do đó trong nhiệm vụ cơ bản của Giáo dục Mầm Non là việc tạo ra môi trường ngôn ngữ phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động làm quen với chữ sẽ có ý nghĩa quan trọng cho trẻ .Vì vậy tôi tiếp tục chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ” làm đề tài nghiên cứu.
II/ NỘI DUNG CHÍNH :
1. Diễn tiến tình huống :
Căn cứ vào mục tiêu phát triển của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới việc thực hiện phát triển cho trẻ về 5 mặt trong đó có mặt phát triển ngôn ngữ , lớp tôi còn gặp nhiều khó khăn trong nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các động . Đa số các cháu còn nói trống không, không rõ nghĩa .45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần torng câu, trong từ. Vì vậy những âm điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không chú ý.Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. 35% trẻ nói, phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ . Đa số phụ huynh bận công việc hoặc mốt lí do khách quan nào đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
2. Biện pháp xử lý :
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định. Để luyện cho lời nói của trẻ được mạch lạc cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Thu Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)