SKKN mầm non - kể chuyện

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 05/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: SKKN mầm non - kể chuyện thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BẢO LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
(( ( ((

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM





ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ THÔNG QUA BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ
















CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận và lí do chọn đề tài
2. Mục đích

II. THỰC THẠNG:
1. Thuận lợi
2. Khó khăn

III. GIẢI PHÁP HỮC ÍCH
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
2. Xây dựng kế hoạch
3. Làm đồ dùng đồ chơi
4. Phối hợp với các bậc phụ huynh

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Dạy trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề
2. Thông qua các hoạt động khác:
a. Hoạt động ngoài trời
b. Hoạt động góc
3. Thông qua tuyên truyền với phụ huynh
4. Kết quả

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

VI. KẾT LUẬN

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO







CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cơ sở lí luận và lí do chọn đề tài:
Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình... mà điều tôi muốn nói ở dây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học. Bộ môn làm quen văn học dạy trẻ đọcthơ. kể chuyện, đóng kịch… tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp… không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể, có nghĩa, gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc, hoạt động và nhận thức của trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ. Công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhà giáo dục mầm non Liên Xô nổi tiếng: Eiti- Khêva xem là khâu chủ yếu nhất của việc hoạt động trong trường mầm non, là tiền đề thành công của các công tác khác.
Hiện nay việc trẻ em của chúng ta nói trỏng, không đủ câu, trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc tiếp cận với các tác phẩm văn học bởi vì trẻ một phần nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết phải diễn đạt sao cho mạch lạc. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể” làm đề tài để nghiên cứu.
Mục đích:
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một nội dung nhất định.
Để luyện cho lời nói của trẻ được mạch lạc cần giúp trẻ thực hiện những yêu cầu sau:
Lựa chọn nội dung nói:
- Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo ngăn gọn, rõ ràng. Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật, cơ bản trong nhiều đọ¨c điểm của con vật, của cây, của bức tranh, nội dung chính trong phát triển văn học.
Ví dụ: Đồ vật: Tả hình dáng bên ngoài, công dụng, cách sử dụng.
Con vật: Hình dáng, hành động.
Cây: Hình dáng bên ngoài, sự thay đổi theo mùa.
- Sắp xếp nội dung đã lựa chọn giúp cho lời nói của trẻ được đầy đủ, hợp lý, có logic.
Ví dụ: Từ đầu đến chân, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải...
Trẻ tuổi mẫu giáo chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy cần phải hướng dẫn để giúp trẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)