SKKN MÂM NON
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Đương |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: SKKN MÂM NON thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác, tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh.
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một. Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng. Những nét vẽ nghuệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy.
Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững. Do đó tranh vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét trong tranh vẽ của trẻ là tính duy kỉ. Tính duy kỉ làm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ(1).
Mối quan tâm chính trong tranh vẽ của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là “hình nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả.
Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho tranh vẽ của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng. Do đó, trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ(2).
Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyện tập, dần dần trẻ tích luỹ được kinh nghiệm và phát triển khả năng thẩm mỹ, năng khiếu thẩm mỹ. Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tác phẩm nghệ thuật” mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vô cùng có lí khi nghe trẻ lí giải. Ví dụ: trẻ vẽ những đường ngoằn nghèo sau con gà và bảo đó là con gà đang đi vệ sinh. Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt đất..., điều thú vị nhất khi khám phá các tác phẩm của trẻ là những điều diễn giải thú vị đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một. Hơn thế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quả của trẻ.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng. Những nét vẽ nghuệch ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy.
Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, vào tình huống và thường kém bền vững. Do đó tranh vẽ của trẻ nhỏ chưa phải là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét trong tranh vẽ của trẻ là tính duy kỉ. Tính duy kỉ làm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ(1).
Mối quan tâm chính trong tranh vẽ của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chưa phải là “hình nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả.
Cùng với tính duy kỉ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho tranh vẽ của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng. Do đó, trẻ chưa có khả năng độc lập suy tính công việc một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ(2).
Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyện tập, dần dần trẻ tích luỹ được kinh nghiệm và phát triển khả năng thẩm mỹ, năng khiếu thẩm mỹ. Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tác phẩm nghệ thuật” mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vô cùng có lí khi nghe trẻ lí giải. Ví dụ: trẻ vẽ những đường ngoằn nghèo sau con gà và bảo đó là con gà đang đi vệ sinh. Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt đất..., điều thú vị nhất khi khám phá các tác phẩm của trẻ là những điều diễn giải thú vị đằng sau những nét vẽ ngộ nghĩnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Đương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)