SKKN MAM NON 2010- Thuy LCai

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Thuỷ | Ngày 17/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: SKKN MAM NON 2010- Thuy LCai thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:


Lời cảm ơn!


Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp trường MG Nậm Lúc – Bắc Hà, sự tạo mọi điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn để tôi hoàn thiện sáng kiến và triển khai thực hiện tại lớp mẫu giáo 3-5 tuổi thôn Cốc Đầm, quá trình học tập tích cực của các cháu.
Mong nhận được sự đóng góp các ý kiến bổ sung để sáng kiến này hoàn thiện hơn và được triển khai thực hiện sâu rộng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả




Bùi Thị Hường














A. Đặt vấn đề:
I/ Lý do viết skkn:
Năm học 2010 – 2011 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo thôn Cốc Đầm với tổng số trẻ 11 cháu. 100% con em dân tộc bố mẹ ở nông thôn các cháu nói tiếng phổ thông chưa sõi, diễn đạt chưa thành câu rõ ý. Nhằm giúp trẻ mầm non tại thôn bản hình thành được phẩm chất đạo đức, yêu cái đẹp, ghét cái xấu, biết được điều hay lẽ phải và cái thiện, tư duy ngôn ngữ, nói mạch lạc làm giàu vốn từ vốn đã nghèo làn do ít được tiếp xúc với tiếng phổ thông.
Song chỉ nghe kể chuyện chưa đủ, mà cô giáo phải kể diễn cảm, đúng giọng điệu và tính cách của nhân vật, biết thể hiện tình cảm của mình qua câu chuyện, để hiểu nội dung phương pháp góp phần nâng cao sự thích thú của trẻ nhằm giúp các em nhớ được nhân vật, nét tính cách tốt của nhân vật để học hỏi.
II/ Thực trạng nghiên cứu:
1. Thuận lợi:
Cô giáo đều là giáo viên chính quy có giọng kể diễn cảm, thuộc nhiều chuyện trong và ngoài chương trình, tích cực sưu tầm các loại chuyện khác phù hợp với lứa tuổi.
Cô nói, hiểu được tiếng địa phương
Đồ dùng tranh ảnh sáng tạo để phục vụ cho môn học kể chuyện hấp dẫn.
2. Khó khăn:
- Học sinh không đồng đều lứa tuổi phải ghép nhỡ – lớn, 100% con em dân tộc trẻ chưa qua một trường lớp nào.
- Nhận thức không đồng đều, trẻ sinh cuối năm nhận thức chậm không nhớ chuyện dài nói ngọng, còn mang nặng tiếng địa phương.
- Một số trẻ quá nhút nhát không tự kể mà phải có cô giáo kể cùng.
- Phụ huynh chưa quan tâm và phối hợp với cô giáo để rèn trẻ.
III/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, thực hiện trên 11 trẻ 3- 5 tuổi ở mỗi thôn Cốc Đầm
2. Khách thể:
Dạy, rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho 11 học sinh mẫu giáo tại thôn công tác

IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận khả năng kể chuyện diễn cảm

1. Nghiên cứu một số lý luận về phương pháp hướng dẫn và dạy trẻ kể chuyện diễn cảm
2. Nghiên cứu thực tiễn và thực trạng của trẻ mẫu giáo trư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Thuỷ
Dung lượng: 53,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)