SKKN lop 5 - 6 tuoi le giao

Chia sẻ bởi Phương Thị Bích Liên | Ngày 05/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: SKKN lop 5 - 6 tuoi le giao thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


Mục lục

I
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Trang 1


1. Lý do chọn đề tài
Trang 1


2. Mục đích nghiên cứu
Trang 2


3. Đối tượng nghiên cứu
Trang 2


4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Trang 2


5. Phương pháp nghiên cứu
Trang 2


6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Trang 2

II
Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
Trang 2


1. Cơ sở lý luận
Trang 2


2. Khảo sát thực trạng
Trang 3-4


a. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
Trang 3-4


b. Số liệu điều tra
Trang 4


3. Những biện pháp thực hiện
Trang 5


4. Biện pháp chính.( Biện pháp từng phần)
Trang 5-16


4.1. Xây dựng góc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
Trang 5-6


4.2. Giáo dục lễ giáo trong các hoạt động
Trang 7-10


4.3. Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi
Trang 10-11


4.4. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học.
Trang 11-12


4.5. Khen ngợi, động viên, khích lệ trẻ kịp thời
Trang 12


4.6. Giáo dục lễ giáo qua các ngày hội, ngày lễ
Trang 13-14


4.7. Cô giáo gương mẫu chuẩn mực
Trang 14-15


5. kết quả thực hiện
Trang 15-16

III
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
Trang 17


1. Kết luận
Trang 17


2. Các đề xuất và khuyến nghị
Trang 18




Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi người Việt Nam chúng ta, chắc chắn rằng ai cũng quen thuộc những câu ca dao tục ngữ như: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” mà ông cha ta muốn truyền dạy, giáo dục đạo đức cho con cháu đời sau. Cha ông ta đã đúc kết rằng cái “Lễ” - (đạo đức, nhân cách con người) là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một con người. Và Bác Hồ của chúng ta đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn- Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy mà sinh thời, Bác Hồ cũng rất quan tâm và chăm lo hết mực cho nền giáo dục nước nhà, trong đó có giáo dục mầm non.
Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của nhiều năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non, hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi khi mình có lỗi.
Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi cô giáo - người mẹ thứ hai của trẻ, phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.
Vấn đề giáo dục lễ giáo cho học sinh đã được ngành giáo dục đề ra và thực hiện từ nhiều năm nay, đã thu hoạch được nhiều kết quả. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao cho trẻ hiểu sâu sắc hơn lễ giáo và đạo đức thủa ban đầu, làm sao để lễ giáo ngấm sâu vào nhận thức và hành vi, dần dần hình thành nhân cách tốt cho mỗi đứa trẻ. Để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
Bản thân tôi cũng giống như những giáo viên khác, từng trăn trở phải làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phương Thị Bích Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)