SKKN lop 12
Chia sẻ bởi Hồ Sang |
Ngày 26/04/2019 |
86
Chia sẻ tài liệu: SKKN lop 12 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
1.TÊN ĐỀ TÀI :
TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự nghiệp giáo dục của nước ta được Đảng và Nhà nước xác định là: “Quốc sách hàng đầu”. Trong luật giáo dục Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
Sinh thời, Bác Hồ một lần, nói chuyện với ngành giáo dục, Bác khuyên: “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức, có tài không có đức dễ tham ô hủ hóa, có hại cho nước, có đức không có tài như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích được ai ”. Và trước khi đi xa Người để lại trong Di chúc: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết ”.
Hồ Chí Minh nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà văn hóa lớn ... nhưng bản thân Người là nhà giáo mẫu mực. Khi làm nguyên thủ quốc gia, Người đã đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục nước ta trong thời đại mới. Trong thư gởi Thầy cô giáo và học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên, của một nước nhà độc lập. Người viết: “ ... Trong công cuộc kiến thiết đó non sông chờ đợi các em rất nhiều. Non sông Việt Nam trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ phần lớn trong công học tập của các em ...”
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hoài bảo lớn của Bác Hồ. Đòi hỏi bất cứ giáo viên, bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn hoàn thiện cải tiến phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy. Đồng hành dạy Chữ và dạy Người, để phát triển toàn diện.
Đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trường trung học phổ thông. Mục tiêu hướng đến nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan Chủ nghĩa Mác –Lênin; Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, thì việc vận dụng, tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài giảng, đây chính là điều kiện thuận lợi nhất của đặc thù môn học. Bản thân môn học đã nói lên điều đó GIÁO DỤC CÔNG DÂN .
2.1* Thực trạng:
- Có thể nói, những năm gần đây, học sinh đầu tư cho các môn học xã hội, nói chung. Trong đó, đặc biệt môn Giáo dục công dân có phần hạn chế.
- Vốn môn Giáo dục công dân, ngôn từ có tính hàn lâm, những định nghĩa khái niệm, phạm trù, thuật ngữ … rất mới, khó so với tuổi học đường. Lại đòi hỏi khi tiếp thu phân tích, gắn lí luận với thực tiễn, nêu ví dụ .. tính lôgic và tính khoa học tư duy trong phân tích đánh giá. Nếu giáo viên không chịu khó nghiên cứu, đầu tư, lên lớp dễ xơ cứng. Trong khi đó, quan niệm môn học phụ, môn học bài … đưa đến việc cách học cho chiếu lệ, qua loa, của học sinh, làm cho môn học, vốn đã khó, càng khó hơn .
- Khi điều tra về môn học mà em yêu thích, thì số kết quả cho thấy, môn giáo dục công dân quá khiêm tốn, nếu không muốn nói, thấp nhất trong các môn. Trong 150 học sinh được hỏi dưới dạng trắc nghiệm thì không đến 25 em đánh phần yêu thích môn Giáo dục công dân.( phiếu thăm dò 150 em của 3 lớp 10, đầu năm 2010-2011).
- Tỷ lệ thăm dò người được hỏi cho rằng, nền giáo dục đã đạt được mục tiêu dưới đây: Dạy chữ : 82%; dạy nghề 22%; và dạy người 20%, khó trả lời 5% ( nguồn Ban tuyên giáo Trung Ương ). Thiết nghĩ (dạy người) theo cách trả lời trên, thì môn Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng.
- Qua thực tiễn giảng dạy tại trường Trung học phổ thông, hiện tượng học sinh khó tiếp thu môn học Giáo dục công dân, là bức xúc, thách thức với bản thân, khi đứng lớp.
- Thời lượng dành cho môn học quá khiêm tốn số bài + số tiết. ( 1 tiết/tuần, nhưng nội dung tăng lên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Sang
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)