SKKN- lịch sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh Giao |
Ngày 27/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: SKKN- lịch sử thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
PHẦN I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG:
I-TẦM QUAN TRỌNG VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1-Tầm quan trọng:
Từ những năm 1981-1982, các trường phổ thông đã triển khai dạy và học về cơ bản theo chương trình và sách giáo khoa từ lớp 1-12 (Tạp chí giáo dục thời đại).Việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập Trung học cơ sở. Từ đó, nâng cao dần chất lượng giáo dục phổ thông trong hàng chục năm qua
Đến nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, của khoa học- công nghệ nói chung và khoa học- giáo dục nói riêng. Ngày 9/12/2000, Quốc hội đã có Nghị Quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn CNH- HĐH đất nước (Luật và các văn bản pháp quy)
Trong những năm gần đây, để nâng cao chất lượng của giáo dục- đào tạo, Bộ giáo dục đã tiến hành sửa đổi và đưa vào sử dụng bộ sách giáo khoa mới, cùng với việc đổi mới nội dung, việc đổi mới phương pháp cũng được chú trọng
Trong thực tế hiện nay, sự chuyển biến về phương pháp dạy- học ở trường chưa nhiều, phương pháp học thụ động của học sinh vẫn còn tồn tại.Phương pháp dạy của giáo viên vẫn thiếu chú ý việc rèn kĩ năng cho học sinh. Đồng thời ở người giáo viên còn tồn tại nhiều hạn chế về sự sáng tạo, chủ động trong phương pháp. Chính hạn chế này đã làm việc giảng dạy bộ môn thiếu tính thu hút, không tạo được sự hứng thú học tập của học sinh, dẫn đến tiết học khô khan và chất lượng bộ môn sẽ không cao
2-Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông,bộ môn lịch sử giữ vai trò quan trọng, vì qua bộ môn sẽ bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình, tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa
Nhưng ngày nay, đa số học sinh lại xem nhẹ bộ môn lịch sử, nên việc học của học sinh cũng chỉ là để đối phó và thụ động.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ thiết bị, phương tiện dạy và học còn hạn chế, thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế bộ môn
Hơn nữa, thực tế thời gian quy định cho bộ môn quá ít ( 1 hoặc 2 tiết/ tuần).Trong khi đó, kiến thức lịch sử lại dài và nhiều sự kiện khó nhớ. Vì thế, việc hiểu và nhớ những sự kiện lịch sử bị hạn chế nhiều. Dẫn đến các
em không mạnh dạn đăng ký thi học sinh giỏi bộ môn ( nhất là học sinh
khối 9)
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy: muốn nâng chất lượng, rèn luyện kĩ năng cho học sinh và gây hứng thú học tập qua việc đổi mới phương pháp dạy- học của Bộ giáo dục- Đào tạo có hiệu quả thì cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc đổi mới cách dạy- học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ suy nghĩ trên, tôi đã đặt vấn đề nghiên cứu việc: “Làm mới
đồ dùng dạy học hỗ trợ thực hiện đổi mới phương pháp dạy- học bộ môn lịch sử”
II-MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẶT RA TRONG KHI NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1- Tôi đặt vấn đề nghiên cứu trên với mục đích:
a-Tăng cường các phương pháp, nghiệp vụ sư phạm, để tất cả các đối tượng học sinh từ không hứng thú với bộ môn đến yêu thích học môn lịch sử
b-Có phương pháp tìm hiểu, tri giác và lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động. Có lối tư duy độc lập và học sinh mạnh dạn trong xây dựng bài.Đồng thời, rèn kĩ năng sử dụng bản đồ và trình bày trước đám đông
c-Giúp học sinh đào sâu, nhớ lâu các nội dung lịch sử, tránh ghi- chép nhiều. Các em có thái độ rõ ràng trước vấn đề lịch sử
2-Để thực hiện tốt vấn đề nghiên cứu mà mình đặt ra, tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 7 và 9 trong trường THCS Tam Ngãi và sẽ áp dụng thực hiện trong ba năm, bắt đầu từ năm học 2008-2009
3-Muốn sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện , tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu sau:
TT
NỘI DUNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh Giao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)