SKKN Lich sư 7

Chia sẻ bởi Thái Ngọc Lâm | Ngày 11/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: SKKN Lich sư 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


áp dụng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

A/ đặt vấn đề:
Tri thức lịch sử là một trong những tri thức nền tảng của mọi sự phát triển về trí tuệ và tâm hồn của con người.
Vị trí, vai trò của tri thức lịch sử trong quá trình hình thành nhân cách học sinh là hết sức trọng yếu.
Vấn đề đặt ra là phải dạy như thế nào để nâng cao dần chất lượng dạy và học lịch sử! Điều đó luôn là nỗi trăn trở của biết bao thế hệ giáo viên đảm nhận môn học này. Với bản thân tôi, trong suốt thời gian giảng dạy của mình, mặc dù chưa lâu nhưng trước mỗi giờ lên lớp là mỗi lần tôi cảm thấy trách nhiệm của mình thật lớn! Làm thế nào để học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản! làm thế nào để các em tiếp thu bài một cách năng động, sáng tạo, máy móc những kiến thức mà giáo viên truyền thụ. Từ đó, các em biết rút ra những kết luận cần thiết để vận dụng kiến thức đã học liên hệ với kiến thức mới, liên hệ với thực tế đời sống.
Để làm được điều đó không phải dễ! Vậy làm thế nào để áp dụng thành công phương pháp dạy học với từng bài dạy? điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Giáo viên phải nắm vững nội dung kiến thức mà mình truyền thụ, dạy đúng trọng tâm và sát đối tượng - biết phát huy tính tích cực của học sinh trong khi dạy học.
- Trong quá trình dạy, ngôn ngữ của giáo viên cũng khá quan trọng; vì nếu như văn học là tư duy hình tượng thì lịch sử là tư duy lôgíc. Vì thế khi dạy sử không lạm dụng những từ ngữ khoa trương mà ngôn ngữ phải chính xác để mô tả, tường thuật, phân tích và đánh giá sự kiện.
- Giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp như: mô tả, tường thuật sự kiện để các em hình dung được hiện thực lịch sử; sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan trong những tiết dạy cần đến phương tiện này (Đây là phương tiện giúp ích rất nhiều trong việc khắc sâu kiến thức cho các em).
- Sau mỗi phần, mục, bài giáo viên phải cũng cố lại kiến thức cho các em có thể bằng nhiều cách: - Ra câu hỏi tổng quát hoặc câu hỏi nâng cao để các em chốt lại những kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản, hiểu và nắm bài ngay tại lớp.
- Hoạt động giảng dạy của giáo viên khi tiến hành bài học lịch sử không chỉ là cung cấp tri thức cho học sinh mà còn hướng dẫn cho học sinh có ý thức và tự học.
- Khi soạn bài, giáo viên cần chú ý tận dụng có hiệu quả các kênh thông tin trong sách giáo khoa: Kênh hình và kênh chữ, với phương pháp mới đây là một trong những yêu tố quan trọng để học sinh có thể nắm bắt kiến thức bài một cách sâu sắc...
Tất cả những điều đó chỉ nhằm một mục đích duy nhất là mong hiệu quả của các em đạt được chất lượng cao. Sau đây, tôi xin trình bày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)