SKKN-kiemtraDK

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Huy | Ngày 08/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: SKKN-kiemtraDK thuộc Tập đọc 1

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC







ĐỀ TÀI:


TỔ CHỨC TỐT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
GÓP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC


NGƯỜI THỰC HIỆN:
CHỨC VỤ :
NĂM HỌC

DÀN Ý


I.PHẦN MỞ ĐẦU
-Bối cảnh của đề tài
-Lý do chọn đề tài
-Phạm vi và đối tượng
-Mục đích
II.PHẦN NỘI DUNG
-Cơ sở lý luận
-Thực trạng
-Các biện pháp đã tiến hành
III.PHẦN KẾT LUẬN:
-Những bài học kinh nghiệm được rút từ quá trình áp dụng SKKN
-Ý nghĩa của SKKN đối với việc quản lý, giảng dạy
-Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN, hướng phát triển của đề tài
-Những kiến nghị, đề xuất với các cấp để triển khai ứng dụng có hiệu quả

Tài liệu tham khảo
Phụ lục



TỔ CHỨC TỐT KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Bối cảnh của đề tài:

Năm học 2009-2010 các trường tiểu học áp dụng Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 32/2009/TT-BGDDT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay cho Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005; theo đó Học lực môn cuối năm của học sinh tiểu học đối với các môn đánh giá bằng điểm chính là điểm kiểm tra định kì cuối năm học, không tính trung bình cộng giữa các lần kiểm tra trong năm học.
Theo yêu cầu phân cấp và phối hợp quản lý giáo dục, các đề kiểm tra định kì giữa học kì được giao cho các nhà trường. Học sinh chỉ kiểm tra theo đề chung của Phòng và Sở Giáo dục & Đào tạo trong các lần kiểm tra cuối Học kỳ I và cuối năm học. Kết quả các lần kiểm tra giữa học kỳ mang tính tham khảo để giáo viên và nhà trường điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp.

2.Lý do chọn đề tài:

Do những thay đổi trong Đánh giá xếp loại học sinh, lấy kết quả kiểm tra định kì cuối năm là kết quả của toàn năm học, các lần kiểm tra định kì khác chỉ mang tính tham khảo của giáo viên và nhà trường.
Những thay đổi này có những ưu điểm như giao quyền cho các nhà trường tự ra đề kiểm tra cho phù hợp với đặc điểm vùng miền ở địa phương nơi trường đóng hay chọn lựa nội dung nâng cao tùy theo trình độ chung của học sinh từng trường trong cùng địa phương căn cứ trên chuẩn kiến thức kỹ năng quy định và không gây sức ép tâm lý về chỉ tiêu cho giáo viên.
Nhưng bên cạnh đó cũng cần ngăn ngừa hiện tượng chủ quan nảy sinh trong một bộ phận giáo viên, giúp nhà trường nắm vững và cập nhật thông tin góp phần giữ vững chất lượng dạy học liên tục trong cả năm học
Vì thế, tổ chức tốt các lần kiểm tra định kì trong năm học là việc là rất cần thiết.

3.Phạm vi và đối tượng của đề tài:

Đề tài đề xuất việc tổ chức các lần kiểm tra định kì trong năm học của trường, nhất là các lần kiểm tra giữa học kì. Từ việc soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, việc xử lý thông tin, số liệu sau kiểm tra đến các biện pháp giúp nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo viên và sự chuyên cần học sinh, góp phần giữ vững chất lượng dạy và học các môn đánh giá bằng điểm nói riêng và chất lượng dạy học của nhà trường nói chung, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2009-2010 đã được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” .

4.Mục đích:

Đề tài tập trung các biện pháp tổ chức kiểm tra định kì trong trường tiểu học, nêu ra cách giải quyết một số vấn đề nhằm giữ vững chất lượng dạy của đội ngũ giáo viên, chất lượng học tập của học sinh.
Mặt khác đề tài cũng góp phần thực hiện tốt khoản 2, điều 6, chương III của thông tư 32/2009/TT-BGDĐT về Đánh giá và xếp loại học lực của học sinh.


II.PHẦN NỘI DUNG:

1.Cơ sở lý luận:

Mục đích của kiểm tra đánh giá là nhằm phát hiện, uốn nắn, bổ sung những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng cũng như nhận biết những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập.
Muốn đánh giá chính xác học sinh, giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học; không chỉ đánh giá khả năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Huy
Dung lượng: 25,85KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)