SKKN KỂ CHUYỆN VÀO BÀI (Giải C Tỉnh)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sinh | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: SKKN KỂ CHUYỆN VÀO BÀI (Giải C Tỉnh) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu:

Lâu nay, nhiều người-kể cả giáo viên dạy văn-thường vẫn xem Ngữ văn là một môn học chỉ có tính công cụ. Ở khía cạnh nào đó, quan niệm này chẳng có gì bàn cãi, song xét toàn cục, thì Ngữ văn trong phạm vi nhà trường không hoàn toàn là một môn học công cụ.
Bản thân rất tâm đắc ý kiến sau đây của giáo sư Đỗ Ngọc Thống: “Môn Ngữ văn là một môn học tích hợp. Tích hợp ngôn ngữ với văn tự(chữ viết), ngôn ngữ với bài văn(văn bản), ngôn ngữ với văn học, ngôn ngữ với văn hóa, ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ và lời nói. Tích hợp các phương diện ấy mới nâng cao năng lực ngôn ngữ và văn học cho học sinh. Hai tính chất của ngữ văn: tính công cụ và tính nhân văn. Các tính chất khác: tính tổng hợp, tính thực tiễn, tính tri thức, tính thẩm mỹ, tính xã hội.”.(Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12-Môn Ngữ văn-NXB Giáo Dục-2008). Giáo sư Phan Trọng Luận cũng viết:”Nói Môn Văn là môn công cụ là chưa hiểu biết một cách đầy đủ về môn học”lưỡng tính”, đa năng dễ đưa đến những chao đảo cần kịp thời ngăn ngừa” (Sách đã dẫn-trang 82).
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là tính công cụ trong “lưỡng tính” của môn văn , đến nay vẫn còn nhiều đồng nghiệp ít quan tâm nghiên cứu. Thuộc tính này của bộ môn lại xuất hiện trong hầu hết các tiết Làm văn. Trong khi đó, những tài liệu có tính hàn lâm của các nhà khoa học thì thường thiếu hơi thở trường lớp, đôi khi thật khó ứng dụng.Còn trong thực tế, bản thân đã từng thấy đồng nghiệp của mình e dè khi phải thao giảng một tiết Làm văn. Có người đi thi GV dạy giỏi, lúc bốc thăm đúng bài dạy Làm văn cứ nằng nặc xin được đổi!?!?
Ra thế! Dạy Làm văn khô-khó-khổ lắm thay! Thầy sợ dạy tất nhiên trò sợ học. Sự trì trệ này góp phần không nhỏ vào việc học sinh hiện nay chán học Văn. Phải có giải pháp cụ thể. Phải có sự chung tay của nhiều nhà nghiên cứu giảng dạy văn học, của tất cả GV đang đứng lớp dạy Ngữ văn.
Đó cũng chính là mối băn khoăn của người viết đề tài này. Nhưng lực bất tòng tâm nên chỉ có thể góp một tiếng nói, một ứng dụng hết sức cụ thể vế: “PHƯƠNG PHÁP TÌM LUẬN ĐIỂM CHO MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI”.
Hy vọng rằng, qua cách làm này của bản thân, quý Thầy cô giáo dạy Ngữ văn có thể tìm thấy những đồng cảm trong cả nhận thức lẫn thực tế giảng dạy của mình ngõ hầu cùng nhau đi đến mục tiêu giúp HS chúng ta yêu thích giờ học Ngữ văn hơn.
Rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của tất cả mọi người-nhất là của quý Thầy cô giáo dạy Ngữ văn./.


Tác giả,

Nguyễn Văn Sinh





PHƯƠNG PHÁP TÌM LUẬN ĐIỂM
CHO MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1) Lý do chọn đề tài:
Ngữ văn trong nhà trường vừa là nghệ thuật, vừa là môn học(lưỡng tính). Không thể nhất bên trọng nhất bên khinh. Tính nghệ thuật (nhân văn) của bộ môn có đích đến là mở rộng tri thức, nâng cao tâm hồn và sự nhạy cảm thẩm mỹ cho HS. Nhưng vì là một môn học nên tính công cụ cũng cần được quan tâm thể hiện với đích đến là kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng tạo lập văn bản (nói cũng như viết).
Tính nghệ thuật bộc lộ rõ trong những giờ đọc văn; còn tính công cụ thì thể hiện rất rõ qua những tiết Tiếng Việt-Làm văn. Đối tượng Đọc văn là tác phẩm VH(đoạn trích) thường không cố định. Tất cả mọi cải cách chương trình SGK môn Ngữ văn đều nhằm vào thay đổi cơ bản là các tác phẩm được đưa vào giảng dạy. Nó có tính lịch sự-cụ thể, tính thời sự rất rõ. Còn nội dung giảng dạy TV-LV, nhất là Làm văn gần như chẳng có gì đổi mới. Có chăng chỉ là đổi mới về PP mà thôi.
Vậy thì tại sao nội dung các bài dạy làm văn có tính ổn định cao nhưng vẫn luôn bị cho là khô-khó-khổ? Ngược lại các tác phẩm đưa vào chương trình đọc-hiểu cứ thay đổi xoành xoạh nhưng chẳng mấy ai kêu ca?
Trong thực tế GD hiện nay, phần lớn GV đều ngại dạy phân môn Làm văn bởi nó vừa khô vừa khó. Trong lúc đó,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sinh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)