SKKN: Hướng dẫn xác định đúng các vế câu ghép

Chia sẻ bởi Trần Xuân Kháng | Ngày 10/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Hướng dẫn xác định đúng các vế câu ghép thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Sáng kiến
hướng dẫn học sinh lớp 5
xác định đúng các vế trong câu ghép tiếng việt trường hợp vế câu ghép không đủ chủ ngữ, vị ngữ

I/ đặt vấn đề:
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5, ngoài việc giúp học sinh ôn tập các kiểu câu, các dấu câu đã học còn cung cấp cho các em kiến thức về một kiểu câu mới: Câu ghép. Câu ghép là câu, xét về cấu tạo có hơn một vế câu (kết cấu chủ vị), trong đó các vế câu tách biệt tương đối với nhau, không có vế câu nào nằm trong lòng, làm thành phần của vế câu kia. Về ý nghĩa, câu ghép nói về nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng, tình cảm, cảm xúc... có liên quan đến nhau. Vì vậy câu ghép giúp cho học sinh có thêm một cách thức diễn đạt hữu hiệu khi nói và viết.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2 nêu khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản như sau “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.”
Qua khái niệm trên, ta hiểu: Trong câu ghép phần lớn các vế câu có đủ chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) nhưng cũng có câu ghép mà một vế câu nào đó không đủ hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ. Tuy nhiên sách Tiếng Việt 5 chỉ đưa ra các câu ghép có đủ chủ ngữ, vị ngữ ở các vế câu mà không đưa ra trường hợp câu ghép có vế câu không đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc không đưa ra lý giải vì sao không đủ chủ ngữ, vị ngữ mà vẫn xác định đó là một vế của câu ghép. Chính phần khiếm khuyết này đã làm cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi dạy- học. Từ những đòi hỏi về hiểu biết của bản thân và cuả học sinh, tôi thấy cần phải nghiên cứu và đưa ra một cách làm để học sinh biết cách xác định đúng các vế của câu ghép trong trường hợp vế câu không đủ chủ ngữ, vị ngữ.

II/ Giải quyết vấn đề
Đối với học sinh lớp 5 việc xác định các vế câu trong câu ghép ở dạng thông thường thì không có gì khó khăn lắm. Nhưng đối với dạng câu ghép mà vế câu không đủ chủ ngữ, vị ngữ thì không đơn giản. Trong khi làm bài tập, học sinh thường bỏ qua, không xác định trường hợp không đủ chủ ngữ, vị ngữ là một vế câu. Từ thiếu sót đó để học sinh hiểu bài và không lầm lẫn giữa câu ghép có vế câu không đủ chủ ngữ, vị ngữ với câu đơn có nhiều vị ngữ, tôi mạnh dạn đưa ra một số đặc điểm sau:
1/ Trong vế câu ghép không đủ chủ ngữ, vị ngữ thì bộ phận thiếu là chủ ngữ.
2/ Vế câu ghép không đủ chủ ngữ, vị ngữ thường xuất hiện trong một đoạn văn hay trong một câu ghép có nhiều vế câu. Trong đó bộ phận chủ ngữ bị thiếu đã xuất hiện một vài lần ở các câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Kháng
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)