SKKN: Hướng dẫn HS dạng toán Đặt tính rồi tính.

Chia sẻ bởi Trần Xuân Kháng | Ngày 08/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Hướng dẫn HS dạng toán Đặt tính rồi tính. thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------((((----------
sáng kiến
hướng dẫn học sinh lớp 1.
dạng toán ặt tính rồi tính”

A. Đặt vấn đề:
Sau 5 năm thực hiện thay sách giáo khoa trên toàn quốc, là giáo viên đứng trực tiếp giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy: Dạng toán “Đặt tính rồi tính” là một trong 5 mảng kiến thức quan trọng của môn Toán lớp 1 nói riêng và môn Toán Tiểu học nói chung đã hình thành nên đặc thù của môn Toán. Học sinh học tốt dạng toán này sẽ giúp các em có kĩ năng đặt tính đúng, tính toán nhanh, chính xác, vì nó là chìa khoá mở ra kho tàng kiến thức cho các em. Học sinh nắm chắc dạng toán này thì các em sẽ vận dụng tốt vào các dạng bài: Điền dấu( >,<,=), ( +,-), ( điền số), ( giải toán có lời văn) vì đều phải trải qua bước “tính” để tìm ra kết quả. Khi học xong dạng toán này, lúc đầu các em còn lúng túng, đặt lệch hàng của các chữ số hoặc đảo số nên dẫn đến sai kết quả hoặc có tính kết quả đúng nhưng đặt tính sai thì vẫn không có điểm. Vậy làm thế nào để giúp được các em học tốt dạng toán này đó là điều băn khoăn trăn trở của tôi. Chính vì sự nhận thức trên tôi cũng mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ của mình khi dạy dạng toán: “ Đặt tính rồi tính” ở lớp 1. Tôi xin được trình bày như sau:
B. Giải quyết vấn đề:
Khi đã nắm được tâm lí học sinh lớp 1 tôi thấy các em còn nhỏ, ý thức việc học tập chưa được cao, nếu ngay từ những ngày đầu các em không được quan tâm dạy dỗ sát sao thì các em sẽ bị hổng kiến thức, gây tâm lí chán nản, ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Nên khi nhận lớp, ngay từ tuần đầu tôi đã phân loại đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu để trong từng tiết học có bài nâng cao hoặc phụ kém cho từng đối tượng học sinh trên.
Dạng toán: “Đặt tính rồi tính” tôi chia làm hai phần để dạy cho các em:
+ Cộng (trừ) không nhớ trong phạm vi 10
+ Cộng (trừ) không nhớ trong phạm vi 100
a/ Cộng( trừ) không nhớ trong phạm vi 10:
Phần này cộng (trừ) trong bảng các em được học từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng: Quan sát tranh vẽ hoặc thao tác đồ dùng (que tính, mô hình…) để hình thành nên kiến thức mới. Nhưng có em còn thao tác chậm, lâu nhớ, trong từng bài cụ thể khi đã hình thành kiến thức cơ bản; tôi yêu cầu các em học thuộc bài tại lớp dưới nhiều hình thức: Hình thành lại bảng cộng (trừ) vừa học khi đã xoá kết quả hoặc trò chơi “Truyền điện”, mỗi học sinh đọc nối tiếp một phép tính: đọc xuôi, đọc ngược để các em thuộc được bảng cộng (trừ) vừa học.
Trong bài “Phép cộng trong phạm vi 3”, sau khi hình thành được các công thức cộng, phần luyện tập trong SGK chỉ yêu cầu tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Xuân Kháng
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)