SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy Vật lý 10
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 25/04/2019 |
114
Chia sẻ tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy Vật lý 10 thuộc Vật lý 10
Nội dung tài liệu:
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những lý do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của mình là do các em có trí nhớ kém. Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc trống rỗng mỗi khi các em phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là điểm số đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đang dần dần từ bỏ việc ra bài thi hoàn toàn dựa trên việc học thuộc lòng, để chuyển sang việc ra bài thi thiên về đánh giá khả năng suy nghĩ, áp dụng kiến thức của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ra bài thi thiên về phân tích và áp dụng kiến thức không hề làm giảm tầm quan trọng của trí nhớ. Lý do là vì trước khi học sinh có thể lập luận áp dụng kiến thức, các em vẫn phải nhớ những kiến thức cơ bản đã học.
Trên cơ sở nhận thấy tầm quan trọng của trí nhớ với kết quả học của học sinh, là một giáo viên trung học tôi thấy mình cần phải tìm hiểu để giúp cho học sinh có được phương pháp ghi nhớ tốt nhất, phục vụ cho mục đích học tập nâng cao kết quả cho các em.
Giáo dục về kỹ năng ghi nhớ cũng là một trong các biện pháp giáo dục có mục đích, giúp học sinh có tính định hướng, tổng quát hóa kiến thức, biết xây dựng và thực hiện kế hoạch, tăng cường khả năng làm việc độc lập. Chính vì vậy tôi rất đắn đo và đi đến quyết định tập trung nghiên cứu, triển khai đề tài : “Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy Vật lý 10”.
Mục đích nghiên cứu:
Học sinh xây dựng sơ đồ tư duy áp dụng cho bộ môn Vật lý đạt được kết quả tốt
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của Sơ đồ tư duy và việc áp dụng sơ đồ tư duy cho bộ môn Vật lý
Đề xuất một số biện pháp xây dựng Sơ đồ tư duy cho học sinh học môn Vật lý lớp 10.
Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT Văn Giang.
Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( từ 8/2015 đến 3/2016).
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan trên sách báo, tạp chí, trên mạng. Tham khảo ý kiến của các thầy cô cùng tổ về cách thức áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm môn học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát tự nhiên.
+ Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
+ Phương pháp điều tra.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).
Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới
về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
Như vậy việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học đã là ý tưởng từ lâu, không phải là một ý tưởng mới nhưng việc áp dụng nó cho từng môn học nhất là môn Vật lý, một môn học có tính logic, tính thực tiễn thì tôi nhận thấy chưa nhiều, và việc hình thành thói quen xây dựng sơ đồ tư duy thì ít khi được giáo viên và học sinh thực hiện. Đây là điều trăn trở lớn nhất của tôi đối với đề tài này là liệu phương pháp này có thực sự hữu ích với các em, được các em đón nhận nhiệt tình và nó thực sự cải thiện được khả năng ghi nhớ.
Trong quá trình tìm hiểu về các khái niệm cơ bản và một số hình ảnh của Sơ đồ tư duy đã được thực hiện trên mạng tôi nhận thấy rằng: Tất cả các Bản đồ tư duy đều giống nhau ở một số điểm, chúng sử dụng mầu sắc, có một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng từ trung tâm, dùng các đường kẻ,
Một trong những lý do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của mình là do các em có trí nhớ kém. Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc trống rỗng mỗi khi các em phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là điểm số đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đang dần dần từ bỏ việc ra bài thi hoàn toàn dựa trên việc học thuộc lòng, để chuyển sang việc ra bài thi thiên về đánh giá khả năng suy nghĩ, áp dụng kiến thức của học sinh nhiều hơn. Tuy nhiên, việc ra bài thi thiên về phân tích và áp dụng kiến thức không hề làm giảm tầm quan trọng của trí nhớ. Lý do là vì trước khi học sinh có thể lập luận áp dụng kiến thức, các em vẫn phải nhớ những kiến thức cơ bản đã học.
Trên cơ sở nhận thấy tầm quan trọng của trí nhớ với kết quả học của học sinh, là một giáo viên trung học tôi thấy mình cần phải tìm hiểu để giúp cho học sinh có được phương pháp ghi nhớ tốt nhất, phục vụ cho mục đích học tập nâng cao kết quả cho các em.
Giáo dục về kỹ năng ghi nhớ cũng là một trong các biện pháp giáo dục có mục đích, giúp học sinh có tính định hướng, tổng quát hóa kiến thức, biết xây dựng và thực hiện kế hoạch, tăng cường khả năng làm việc độc lập. Chính vì vậy tôi rất đắn đo và đi đến quyết định tập trung nghiên cứu, triển khai đề tài : “Hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy Vật lý 10”.
Mục đích nghiên cứu:
Học sinh xây dựng sơ đồ tư duy áp dụng cho bộ môn Vật lý đạt được kết quả tốt
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của Sơ đồ tư duy và việc áp dụng sơ đồ tư duy cho bộ môn Vật lý
Đề xuất một số biện pháp xây dựng Sơ đồ tư duy cho học sinh học môn Vật lý lớp 10.
Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT Văn Giang.
Thời gian nghiên cứu: 1 năm ( từ 8/2015 đến 3/2016).
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan trên sách báo, tạp chí, trên mạng. Tham khảo ý kiến của các thầy cô cùng tổ về cách thức áp dụng phương pháp Sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm môn học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát tự nhiên.
+ Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
+ Phương pháp điều tra.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình).
Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới
về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
Như vậy việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học đã là ý tưởng từ lâu, không phải là một ý tưởng mới nhưng việc áp dụng nó cho từng môn học nhất là môn Vật lý, một môn học có tính logic, tính thực tiễn thì tôi nhận thấy chưa nhiều, và việc hình thành thói quen xây dựng sơ đồ tư duy thì ít khi được giáo viên và học sinh thực hiện. Đây là điều trăn trở lớn nhất của tôi đối với đề tài này là liệu phương pháp này có thực sự hữu ích với các em, được các em đón nhận nhiệt tình và nó thực sự cải thiện được khả năng ghi nhớ.
Trong quá trình tìm hiểu về các khái niệm cơ bản và một số hình ảnh của Sơ đồ tư duy đã được thực hiện trên mạng tôi nhận thấy rằng: Tất cả các Bản đồ tư duy đều giống nhau ở một số điểm, chúng sử dụng mầu sắc, có một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng từ trung tâm, dùng các đường kẻ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)