SKKN học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong môn GDCD
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Rực |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: SKKN học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trong môn GDCD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
A-PHẦN MỞ ĐẦU:
-Một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội chúng ta hiện nay là sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nhân dân. Nhiều người cho rằng đó là do sự tác động của nền kinh tế thị trường và còn do quá trình rèn luyện đạo đức của mỗi cá nhân, sự giáo dục của gia đình, xã hội và các nhà trường.
-Trong hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cho chiến sĩ, cho thanh-thiếu niên, nhi đồng, cho nhân dân lao động và cho tất cả mọi người. Bản thân Người là tấm gương đạo đức sáng ngời soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Nếu coi nhẹ việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức ở Tiểu học, môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với truyền thống dân tộc là gián tiếp để mặc cho đạo đức xuống cấp. Vì vậy, người dạy phải thấy rõ vai trò, vị trí của bộ môn để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao.
-Thực hiện cuộc vận động của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nhận thấy trách nhiệm của người dạy học môn Giáo dục công dân tôi đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy và học với mục đích củng cố nền đạo đức dân tộc, giáo dục học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, là những chủ nhân tương lai mẫu mực của đất nước. Sáng kiến:Giáo dục học sinh” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là sáng kiến tôi rất tâm đắc, rất mong quý đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến này được thực thi có hiệu quả.
1.Cơ sở lí luận:
-Giáo dục công dân, tên môn học,đọc lên ta đã cảm nhận được ý nghĩa to lớn của bộ môn và trách nhiệm giáo dục lớn lao của người làm thầy cô giáo.
-Giáo dục công dân là giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho mọi công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỉ luật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng một nước Việt Nam văn minh, tiến bộ.
-Môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua môn học, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản trong quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với môi trường sống và với lí tưởng của Đảng, của dân tộc; hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đó. Mặc khác, học sinh biết đánh giá hành vị của mình và mọi người để có cách ứng xử phù hợp, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp, có tình cảm lành mạnh, trong sáng với mọi người, với gia đình, nhà trường và quê hương đất nước.
-Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta có hàng ngàn, hàng vạn những tấm gương yêu nước, dũng cảm, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, những gương học sinh ngoan, những đội viên gương mẫu, những tấm lòng từ thiện, nhân ái, tinh thần đoàn kết,…đáng để cho chúng ta trân trọng, tự hào, học tập và làm theo.
-Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường
-Một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội chúng ta hiện nay là sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nhân dân. Nhiều người cho rằng đó là do sự tác động của nền kinh tế thị trường và còn do quá trình rèn luyện đạo đức của mỗi cá nhân, sự giáo dục của gia đình, xã hội và các nhà trường.
-Trong hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho đảng viên, cho chiến sĩ, cho thanh-thiếu niên, nhi đồng, cho nhân dân lao động và cho tất cả mọi người. Bản thân Người là tấm gương đạo đức sáng ngời soi đường chỉ lối cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Nếu coi nhẹ việc nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức ở Tiểu học, môn Giáo dục công dân ở các trường phổ thông là đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với truyền thống dân tộc là gián tiếp để mặc cho đạo đức xuống cấp. Vì vậy, người dạy phải thấy rõ vai trò, vị trí của bộ môn để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao.
-Thực hiện cuộc vận động của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nhận thấy trách nhiệm của người dạy học môn Giáo dục công dân tôi đã đưa cuộc vận động này vào quá trình dạy và học với mục đích củng cố nền đạo đức dân tộc, giáo dục học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, là những chủ nhân tương lai mẫu mực của đất nước. Sáng kiến:Giáo dục học sinh” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là sáng kiến tôi rất tâm đắc, rất mong quý đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để sáng kiến này được thực thi có hiệu quả.
1.Cơ sở lí luận:
-Giáo dục công dân, tên môn học,đọc lên ta đã cảm nhận được ý nghĩa to lớn của bộ môn và trách nhiệm giáo dục lớn lao của người làm thầy cô giáo.
-Giáo dục công dân là giáo dục, đào tạo, rèn luyện cho mọi công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỉ luật tốt và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng một nước Việt Nam văn minh, tiến bộ.
-Môn giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua môn học, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản trong quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với môi trường sống và với lí tưởng của Đảng, của dân tộc; hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đó. Mặc khác, học sinh biết đánh giá hành vị của mình và mọi người để có cách ứng xử phù hợp, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp, có tình cảm lành mạnh, trong sáng với mọi người, với gia đình, nhà trường và quê hương đất nước.
-Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta có hàng ngàn, hàng vạn những tấm gương yêu nước, dũng cảm, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, những gương học sinh ngoan, những đội viên gương mẫu, những tấm lòng từ thiện, nhân ái, tinh thần đoàn kết,…đáng để cho chúng ta trân trọng, tự hào, học tập và làm theo.
-Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Rực
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)