SKKN_Hoạt động tạo hình

Chia sẻ bởi Lê Quốc Thiện | Ngày 03/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: SKKN_Hoạt động tạo hình thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. MỞ ĐẦU

- Lứa tuổi mẫu giáo thường được các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu vì là lứa tuổi có hệ thần kinh phát triển mạnh nhất. Tất cả những sự kiện đó đưa trẻ bước sang những mối quan hệ đa dạng khác.
- Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi là vui chơi với nhiều hình thức khác nhau. Tập lao động, trò chơi đóng vai, vẽ, nặn, xé dán. Trong tất cả các hoạt động này đều có nét đặc trưng chủ yếu là yếu tố sáng tạo.
- Tạo hình là một trong các hoạt động được trẻ em vận dụng sáng tạo nhiều nhất.
- Vậy đối với giáo viên mẫu giáo dạy tốt môn tạo hình là một trong cách thức hay nhất để phát triển sớm tài năng của trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em một cách toàn diện.

B. NỘI DUNG

I. Lý do chọn đề tài:
1. Lý do khách quan:
- Tạo hình là một hoạt động rất hấp dẫn đối với trẻ, đồng thời còn có ý nghĩa và tác động lớn trong giáo dục và phát triển toàn diện trẻ về từ, đức, lao động và đặc biệt về thẫm mỹ.
2. Lý do chủ quan:
- Nghiên cứu kỹ đề tài này sẽ giúp cho tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi còn có vai trò không nhỏ trong việc chuẩn bị các điều kiện cho trẻ vào lớp 1.
- Quá trình giảng dạy bản thân tôi nghiên cứu kỹ về môn hoạt động tạo hình tôi thấy rất hay và lý thú.
- Trong lúc thực hiện một đề tài, nếu giáo viên hướng dẫn kỹ chuẩn bị tốt thì trẻ thể hiện kỹ năng, kỹ xảo tạo ra nhiều sản phẩm khéo và đẹp.
- Do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu thêm.
II. Nhiệm vụ của đề tài:
- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo, mục đích của việc dạy tạo hình là nhằm phát triển về:
* Trí tuệ:
- Giúp trẻ phát triển khả năng tự giác về những hình ảnh, màu sắc, kích thước, cấu trúc.
- Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động vẽ, nặn, xé.
- Hình thành nơi trẻ khả năng tư duy; phân tích; tổng hợp; khái quát hoá.
* Đạo đức.
- Hình thành nơi trẻ các đức tính tốt như yêu thích tạo ra cái đẹp, tạo ra sản phẩm theo ý thích của mình, rèn luyện tính kiên trì.
* Thẩm mỹ:
- Hình thành thị hiếu và cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ, vì khi tạo hình trẻ không chỉ mô tả hình dáng hoặc hiện tượng của đồ vật một cách thụ động rập khuôn mà trẻ sẽ mô tả đối tượng ấy bằng cảm xúc và trí tưởng tượng của trẻ.
* Lao động:
- Phát triển các khớp, cở tay và giúp các bộ phận ấy ngày càng khéo léo và linh hoạt hơn.
- Phối hợp hoạt động giữa tay, mắt, xúc giác.
- Dạy tạo hình cho trẻ nhằm phát triển khả năng cảm thụ và xúc cảm thẩm mỹ hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nghệ thuật.
- Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Đồng thời còn luyện cho trẻ sự khéo léo, sự kiên trì, linh hoạt của đôi tay.
III. Định hướng nghiên cứu:
1. Cơ sở nghiên cứu:
- Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Tạp chí “ Mẫu giáo, mần non”.
- Những tài liệu do Phòng Giào dục phổ biến.
- Tài liệu của bạn đồng nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các cháu mẫu giáo lớp Lá Trường mẫu giáo Hùng Vương điểm Trường Xuân A.
- Phụ huynh của các cháu lớp Lá điểm Trường Xuân A.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Kỹ năng tô màu và bố cục tranh.
- Kỹ năng nặn, lăn dọc, xoay tròn, đè bẹp, lăn lõm, vuốt nhọn, …
- Kỷ năng xé theo vòng cung, xé theo viền khung, xé theo đướng tròn, …
IV. Biện pháp:
1. Lập kế hoạch:
- Đầu tiên tôi tìm hiểu để quán triệt yêu cầu và chỉ đạo của giáo dục mầm non về chuyên đề. Kế đến nghiên cứu để vận dụng về tình hình lớp với tinh thần khắc phục, kế thừa, phát huy và sáng tạo.
- Tìm và nghiên cứu tài liệu.
- Tự bồi dưỡng về kỹ năng, thực hiện mẫu cho trẻ xem.
- Phát hiện trẻ có năng khiếu để phát huy, các cháu yếu để bồi dưỡng.
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quốc Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)