SKKN HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ SƯ PHẠM

Chia sẻ bởi Bùi Đức Duy | Ngày 10/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: SKKN HOÀN THIỆN BẦU KHÔNG KHÍ SƯ PHẠM thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN

A/ PHẦN MỞ ĐẦU 02

I. Tên đề tài 02
II. Lý do chọn đề tài 02
III. Mục đích nghiên cứu 03
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 04
V. Phạm vi nghiên cứu
VI . Đối tượng nghiên cứu
A/ PHẦN NỘI DUNG 04

I. Cơ sở lý luận 04
II. Biện pháp hoàn thiện bầu không khí tập thể sư phạm
trường tiểu học Phan Chu Trinh 07

C/ PHẦN KẾT LUẬN 15

I. Bài học kinh nghiệm 15
II. Đề xuất và kiến nghị 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18






















A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đề xuất biện pháp hoàn thiện bầu không khí tâm lý sư phạm của phó hiệu trưởng trường tiểu học Phan Chu Trinh, huyện ĐắkR’lâp, tỉnh Đắk Nông
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Người Việt Nam có câu: “tư tưởng không thông đeo bình tông không nổi” để nói lên tầm quan trọng của tư tưởng đối với công việc. Một khi tư tưởng không thông suốt, không thoáng đạt thì việc dù nhỏ đến đâu cũng không thể làm nổi. Mà tư tưởng con người lại bị các hiện tượng tâm lý chi phối. Các hiện tượng tâm lý của con người diễn ra đa dạng, phức tạp và nó có sức mạnh vô cùng to lớn đối với hoạt động của con người. Khoa học đã chứng minh rằng: “ yếu tố tâm lý“ yếu tố tinh thần“ yếu tố con người” có thể tăng cường hoặc suy giảm sinh lực vật chất và tinh thần của con người hoặc là làm nên những điều kỳ diệu hoặc là trở nên vô cùng yếu đuối, bất lực trong công tác và cuộc sống của mình. Nhà trường là nơi quy tụ những người có tri thức. Mỗi thành viên của tập sư phạm càng không phải là cái “ ro bot” hành động máy móc theo sự điều khiển của người phó hiệu trưởng, mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm lý, ý thức cao của họ. Thực tế cho thấy, chỉ cần một câu thăm hỏi chân tình, hay một sự quan tâm nho nhỏ của người phó hiệu trưởng mà giáo viên yêu kính, có thể làm cho giáo viên cảm thấy khoẻ khoắn cả về sinh lực và tinh thần, do đó hiệu quả công việc của họ cao hơn hẳn. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một lời phê bình, trách phạt không đúng lúc, đúng mức, đúng chỗ của phó hiệu trưởng cũng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả hoạt đôùng của họ. Hơn nữa, hiện tượng tâm lý lại rất dễ bị lây lan từ người này qua người khác. Tâm lý của một vài cá nhân có thể lây lan nhanh chóng trong tập thể. Vì vậy, chỉ một cách cư xử đúng hay sai của phó hiệu trưởng đối với một hoặc một vài giáo viên cũng có thể tạo nên tâm trạng phấn chấn hoặc giận dữ của cả tập thể.
Có thể nói: hiểu được tâm lý của giáo viên, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người phó hiệu trưởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể sư phạm; biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên; biết cách tạo ra bầu không khí lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình; biết cách hoàn thiện mình để làm việc tốt hơn, biết đoàn kết thống nhất cao trong tập thể.
Bác Hồ đã dạy: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Thế nhưng, tôi đã không hiểu được điều đó. Là một phó hiệu trưởng, tôi đôi khi áp đặt, bắt giáo viên phải thế này, thế khác. Tôi đặc biệt thích thú khi thấy giáo viên bắt buộc phải làm theo sự điều khiển của tôi mặc dù trong lòng họ có khi rất ấm ức. Tôi cũng nhận thấy rằng giáo viên không vui vẻ, không muốn gần gũi tôi. ồ! Phải thôi vì tôi là một phó hiệu trưởng đầy uy quyền mà, ai dám ngang hàng với mình kia chứ! (tôi nghĩ thế và cảm thấy rất tự hào
Qua thời gian công tác, tôi đã có những nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công tác quản lý giáo dục. Vì thế, những điều băn khoăn trên đã được giải đáp. Thì ra, nguyên nhân khiến cho hiệu quả công việc của trường tôi đạt mức độ thấp chính là do mối đoàn kết trong tập thể sư phạm chưa cao, bầu không khí sư phạm trong nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đức Duy
Dung lượng: 28,95KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)