SKKN hoàn chỉnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Dũng | Ngày 11/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: SKKN hoàn chỉnh thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Giải thích thuật ngữ 5
2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau 5
3. Khái quát nội dung bằng giàn ý 8
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 19
1. Kết quả 19
2. Bài học kinh nghiệm 19
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20















I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử dân tộc, Trên cơ sở đó giáo dục, khơi dậy những tình cảm, tư tưởng, đạo đức làm chuẩn mực cho mọi hành vi trong cuộc sống, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung, lịch sử lớp 7 nói riêng học sinh phải nắm vững các sự kiện, các mốc thời gian, phải biết so sánh các sự kiện, … từ đó có cái nhìn khái quát quá trình lịch sử mà mình đã học.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu. Riêng với bộ môn lịch sử, người giáo viên cũng không ngừng tìm kiếm, vận dụng các biện pháp để phát huy vai trò chủ thể của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong quá trình dạy học lịch sử lớp 7 tại Trường THCS Lạc Hòa tôi đã không ngừng đi sâu vào tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của các em học sinh để có biện pháp khắc phục cũng như tìm tòi, vận dụng nhiều biện pháp khác nhau vào việc hướng dẫn học sinh khám phá những tri thức mới. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử.
Trải qua ba năm liên tục giảng dạy lịch sử lớp 7 tôi đã tích lũy được cho mình rất nhiều kinh nghiệm dạy học về phương pháp và kĩ năng để phát huy tính tích cực của học sinh cũng như nâng cao chất lượng bộ môn.
Sau đây tôi xin trình bày “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 tại trường THCS Lạc Hòa”.

Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày ba vấn đề:
1. Giải thích thuật ngữ
2. Nhận ra sự giống nhau và khác nhau
3. Khái quát nội dung thành giàn ý
Trong biện pháp thứ nhất và thứ hai có thể vận dụng cho toàn bộ quá trình dạy lịch sử lớp 7. Và có thể cho cả chương trình lịch sử THCS. Biện pháp thứ ba chỉ vận dụng cho phần hai – Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.




























II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải thích thuật ngữ
Hiện nay, tại nhiều trường vùng sâu, vùng xa có một đặc điểm là nhìn chung học sinh tương đối nghèo vốn từ, dẫn đến không hiểu hoặc hiểu sai nghĩa của từ.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan là xã Lạc Hòa có nhiều dân tộc, các em giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, thì chủ yếu là do yếu tố chủ quan – tiếp xúc xã hội, đọc sách báo ít, học sinh không chịu chủ động làm giàu vốn từ vựng cho mình.
Nghèo vốn từ, không hiểu nghĩa của từ là một trong những nguyên nhân làm cho việc hiểu, ghi nhớ khó từ đó tiếp thu và nghi nhận tri thức bị hạn chế (đặc biệt là trong việc học các môn xã hội). Để giải quyết vấn đề này trong quá trình dạy học môn lịch sử giáo viên cần cho học sinh hiểu các khái niệm trong quá trình hướng dẫn học sinh khám phá và tiếp nhận tri thức.
Khái niệm ở đây không phải là tất cả các khái niệm mà chỉ là những khái niệm quan trọng, những khái niện liên quan đến chương trình lịch sử lớp 7 mà thôi. Để thực hiện biện pháp này ta có nhiều cách nhưng tựu trung lại có ba cách sau là hiệu quả nhất:
Cách thứ nhất: đầu năm giáo viên cung cấp cho học sinh những khái niệm trong chương trình lớp 7 thông qua một bản in, từ đó học sinh có thể tự photo cho mình một bản (chỉ mất 300 VND):
Phong kiến (phong là phong tước, phong vị; kiến là ban phát ruộng đất): là quá trình phong tước, phong vị và ban phát ruộng đất cho nhau.
Lãnh địa phong kiến: là vùng đất riêng của lãnh chúa phong kiến.
Giai cấp: là tập hợp người đông đảo có địa vị như nhau trong hệ thống sản xuất, có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)