SKKN HAY ./.
Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Liên |
Ngày 10/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: SKKN HAY ./. thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Học tiếng Việt trong trường tiểu học là một trong những hoạt động nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh một cách hiệu quả. Để có thể tiếp thu nhận thức hoặc đưa ra một nội dung thông báo nào đó, đòi hỏi học sinh tiểu học phải có kỹ năng nói, viết trọn vẹn một ý và có đầy đủ các thành phần chính của câu hay diễn đạt nội dung cần thông báo thành câu. Kỹ năng này bắt đầu được hình thành từ cuối lớp 1 và dần dần nâng cao ở các lớp trên. Đến lớp 4, việc nói, viết thành câu đối với học sinh phải thành thạo.
Viết về vấn đề phương pháp xác định đúng các thành phần câu (thành phần chính: chủ ngữ - vị ngữ) đã có nhiều tác giả đề cập một cách sâu rộng; đặc biệt sách giáo khoa hiện hành, các loại sách hướng dẫn, bài soạn tiếng Việt là một trong những phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh xác định chủ ngữ - vị ngữ trong mỗi câu văn và hình thành kỹ năng nói viết thành câu.
Cũng là những băn khoăn, trăn trở của bản thân về mảng dạy cách xác định thành phần chính (chủ ngữ - vị ngữ) trong câu văn tiếng Việt đối với học sinh lớp 4. Qua một số năm giảng dạy lớp 4, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong dạy học vấn đề này. Với hy vọng là được trao đổi cách xác định chủ ngữ - vị ngữ cho học sinh lớp 4. Tôi xin được mạnh dạn giới thiệu cho giáo viên trong trường “Một số kinh nghiệm dạy cách xác định chủ ngữ - vị ngữ cho học sinh lớp 4”.
II NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng giáo viên, học sinh và công tác giảng dạy ở trường Tiểu học Đắk Ang.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học sinh cách xác định chủ ngữ vị ngữ ở lớp 4A của trường Tiểu học Đắk Ang.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy cách xác định chủ ngữ - vị ngữ của đồng nghiệp ở trường và một số trường bạn.
- Tìm hiểu thực trạng - kết quả học sinh trước và sau khi triển khai kế hoạch.
- Đề xuất một số biện pháp khi dạy học sinh cách xác định chủ ngữ - vị ngữ.
III THỜI GIAN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Thời gian:
Từ tháng 9 - 2008 đến tháng 3 -2009.
2 . Phạm vi:
- Giáo viên, học sinh trường lớp 4A trường Tiểu học Đắk Ang.
- Tham khảo ý kiến các đồng nghiệp một số trường bạn lân cận.
B. NỘI DUNG
Môn học nào trong nhà trường tiểu học cũng giữ một vị trí quan trọng, trong đó phân môn luyện từ và câu có vai trò: trang bị cho học sinh một số khái niệm, sự hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Hiện nay, số học sinh ở trường tiểu học, việc diễn đạt các câu văn thường chưa trọn vẹn ý, cụ thể rõ ràng - nhất là khi các em thực hiện quá trình đàm thoại trong học tập hoặc việc trả lời câu hỏi đối với thầy cô chưa diễn đạt đủ thành phần câu. Khi làm văn, bài viết có nhiều câu diễn đạt cụt ý, sai nghĩa, sai ngữ pháp do thiếu chủ ngữ, vị ngữ hoặc các bài làm văn viết, các bài luyện từ và câu, các bài chính tả điền đấu câu… các em thường sử dụng dấu câu sai, dấu chấm dùng không đúng làm cho bài văn, câu văn lủng củng, rườm rà, tối nghĩa.
Nhận thấy vai trò của việc xác định đúng các thành phần chính của câu và thực trạng của học sinh trong việc xác định thành phần chính của câu đối với học sinh lớp 4 ở lớp, tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để học sinh trong lớp tránh được các tình trạng đã nêu. Đó là động cơ giúp tôi chọn đề tài này.
I. ĐIÊU TRA THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH CHỦ NGỮ - VỊ NGỮ TRONG CÂU
1 . Tình hình lớp 4 A – Trường tiểu học Đắk Ang :
Tổng số học sinh : 22 học sinh; trong đó:
Nam : 10 học sinh.
Nữ : 12 học sinh.
Học sinh con em gia đình đều là dân tộc thiểu số; sản xuất nông nghiệp 100%.
a. Về văn hoá :
Nhìn chung, học sinh trong lớp đa số chưa chịu khó rèn luyện học tập, việc tiếp thu bài của học sinh ở lớp còn chậm. Trong các giờ học, chỉ có một vài em chịu khó xây dựng, phát biểu bài nên không khí lớp học còn trầm lắng.
b. Về hạnh kiểm :
Phần lớn học sinh ngoan hiền, chuyên cần; các em đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, lễ độ, kính thầy mến bạn.
c. Một số đặc điểm tình hình khác :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Ngọc Liên
Dung lượng: 164,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)