SKKN Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 26/04/2019 |
112
Chia sẻ tài liệu: SKKN Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Đề tài:
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP CHỦ NHIỆM
Phần mở đầu
I. Bối cảnh đề tài:
Giáo dục đạo đức học sinh là công việc vô cùng nan giải đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện nay, đạo đức của học sinh có chiều hướng sa sút, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện chưa ngoan trong học tập và rèn luyện đạo đức. Thậm chí ở một số tỉnh, thành có tội phạm giết người hoặc gây thương tích cho người khác là học sinh. Đó là trình trạng báo động chung hiện nay.
II. Lý do chọn đề tài:
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn về mọi mặt. Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả? Với tình hình chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân cách học sinh toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ?
Những năm gần đây, về lý luận cũng như thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra sự định hướng thống nhất về hình thức, biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm nói riêng, tôi trình bày một vài phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình công tác, học tập ở nhà trường sư phạm và học hỏi từ đồng nghiệp. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp với mong ước được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung học cơ sở, tập trung vào học sinh khối 8. Đây là lứa tuổi tâm sinh lý có sự phát triển và thay đổi khá nhiều.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, là việc làm không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình. Quá trình này phải thực hiện xuyên suốt từ các cấp học: Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh hiện nay đang là sự lo lắng, bức xúc của toàn xã hội.
Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm 90 cùng với thực tế những năm công tác, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức ở nhà trường đến ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và cũng để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Vận dụng tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong kết hợp các phương pháp giáo dục học sinh.
- Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu trong giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là “Người bạn lớn” của học sinh.
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là một quá một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục.
Giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt giáo dục học sinh chưa ngoan có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Do vậy, giáo dục học sinh chưa ngoan giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện.
II. Thực trạng của vấn đề:
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xã hội ngày một phát triển, cuộc sống ngày một hiện đại với
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP CHỦ NHIỆM
Phần mở đầu
I. Bối cảnh đề tài:
Giáo dục đạo đức học sinh là công việc vô cùng nan giải đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện nay, đạo đức của học sinh có chiều hướng sa sút, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện chưa ngoan trong học tập và rèn luyện đạo đức. Thậm chí ở một số tỉnh, thành có tội phạm giết người hoặc gây thương tích cho người khác là học sinh. Đó là trình trạng báo động chung hiện nay.
II. Lý do chọn đề tài:
Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn về mọi mặt. Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả? Với tình hình chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân cách học sinh toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ?
Những năm gần đây, về lý luận cũng như thực tế đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự nghiên cứu đầy đủ để tạo ra sự định hướng thống nhất về hình thức, biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường nói chung, của lớp chủ nhiệm nói riêng, tôi trình bày một vài phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình công tác, học tập ở nhà trường sư phạm và học hỏi từ đồng nghiệp. Xin được trao đổi cùng đồng nghiệp với mong ước được góp phần vào việc giảm dần số lượng học sinh chưa ngoan, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung học cơ sở, tập trung vào học sinh khối 8. Đây là lứa tuổi tâm sinh lý có sự phát triển và thay đổi khá nhiều.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Việc giáo dục nhân cách cho học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, là việc làm không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình. Quá trình này phải thực hiện xuyên suốt từ các cấp học: Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Thế nhưng vấn đề đạo đức học sinh hiện nay đang là sự lo lắng, bức xúc của toàn xã hội.
Nhìn lại và so sánh tình hình chung về đạo đức của học sinh những năm 90 cùng với thực tế những năm công tác, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hạn chế số lượng học sinh chưa ngoan của lớp chủ nhiệm. Qua đó góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh vi phạm đạo đức ở nhà trường đến ngoài xã hội. Đồng thời cũng qua nghiên cứu này nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và cũng để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
- Vận dụng tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong kết hợp các phương pháp giáo dục học sinh.
- Đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu trong giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là “Người bạn lớn” của học sinh.
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh chưa ngoan nói riêng là một quá một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục.
Giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt giáo dục học sinh chưa ngoan có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Do vậy, giáo dục học sinh chưa ngoan giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện.
II. Thực trạng của vấn đề:
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, xã hội ngày một phát triển, cuộc sống ngày một hiện đại với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)