SKKN (Giải pháp giúp HS giải quyết tốt các dạng bài tập)

Chia sẻ bởi Phan Văn Thoan | Ngày 02/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: SKKN (Giải pháp giúp HS giải quyết tốt các dạng bài tập) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


SÁNG KIẾN –KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
GIẢI QUYẾT TỐT
CÁC DẠNG BÀI KIỂM TRA.
A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng việc học sinh tiếp thu lý thuyết từ bài giảng của Thầy , Cô rồi vận dụng vào việc giải quyết các bài kiểm tra ( kiểm tra 15’, kiểm tra 1’, kiểm tra học kỳ) còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến chất lượng trung bình môn cuối năm thấp. Câu hỏi “Tại sao các em hiểu bài và thực hành miệng trên lớp tốt lại viết bài kiểm tra thấp điểm?” luôn đặt ra cho tôi.Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề trên là mục đích và cũng là lý do tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
II. Nhiệm vụ:
Người GV đứng lớp phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phát hiện những khó khăn mà học sinh đang gặp, nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp khắc phục, tổ chức cho học sinh thực hiện các phương án đã xây dựng như thế nào cho có hiệu quả. Cụ thể các vấn đề sau đây:
Giáo viên:
1.Thống kê chất lượng các bài kiểm tra đã thực hiện, so sánh kết quả các bài kiểm tra cùng kỳ, so sánh chất lượng giữa các lớp, phân loại đối tuợng cụ thể.
2. Thực hiện bài tập trắc nghiệm hiểu bài tại lớp, đối chiếu với các đối tượng đã phân loại xem thử có đúng với thực tế không.
3. Kiểm tra kiến thức cũ đối với đối tượng HS trung bình, yếu kém để định lượng mặt bằng kiến thức chung rồi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sau này.
4.Thực hiện một số cuộc điều tra về những khó khăn mà học sinh đang đối mặt.Các vấn đề cần điều tra như: khó khăn trong việc học từ vựng, cấu trúc câu, viết câu, đọc hiểu, nghe, nói.
5.Xây dựng phương án và lộ trình thực hiện.
Học sinh:
1. Thực hiện các nhiệm vụ của GV đưa ra ( thực hiện trắc nghiệm, trả lời câu hỏi điều tra.)


2. Tham gia các buổi huấn luyện, giải đáp.
3. Thực hiện các bài tập kiểm tra.
III. Phương pháp, cơ sở, thời gian nghiên cứu:
@.Phương pháp: Tổ chức điều tra, thống kê, xây dựng phương án, huấn luyện, thực hành, tổng kết, so sánh, rút kinh nghiệm.
@.Cơ sở:
-Trên cơ sở bài kiểm tra viết của học sinh.
-Nội dung kiến thức cơ bản của bộ môn Tiếng Anh cho bậc THCS.
@. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008.
B.KẾT QUẢ:
I. TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC:
- Phần lớn HS không giải quyết tốt các bài tập viết giao về nhà và các bài kiểm tra viết trên lớp. Qua điều tra thấy có các nguyên nhân dưới đây:
Học sinh không hiểu rõ yêu cầu của đề bài tập viết bằng tiếng Anh.
Chưa biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành .
Học sinh nắm vốn từ và cấu trúc câu chưa nhiều và sâu.
Vì sao các em gặp những khó nhăn như vậy:
- Đối với nguyên nhân 1 vì:
Các em không thuộc từ và các kiểu câu trong các đề bài tập. Các đề bài tập trong sách giáo khoa thường được các thầy cô giáo diễn đạt bằng tiếng Việt ( để tranh thủ thời gian ) do đó tạo cho các em tính chủ quan, các em ít để ý, quan tâm đến. Khi gặp lại các em không nhớ, không dịch được nội dung câu đề.
Giáo viên ít có điều kiện tập huấn kỷ năng làm bài viết cho Hs.
- Đối với nguyên nhân 2 vì:
Khi giảng bài về cấu trúc câu, hoặc điểm ngữ pháp GV thường giới thiệu mô hình chung rồi thực hành giao tiếp theo tranh, hình vẽ trong sách giáo khoa, sau đó yêu cầu HS học thuộc cấu trúc, mức cao hơn là viết câu theo cấu trúc để trả bài kiểm tra miệng. Từ đó học sinh chỉ thụ động nắm bắt những cái chung, không tường tận những chi tiết, những biến thể. Mà trong các bài tập viết người soạn thường yêu cầu hoặc khai thác việc nắm bắt kiến thức của các em về các chi tiết hoặc biến thể của cấu trúc ngữ pháp.
Dưới đây là một số ví dụ:
-Đối với học sinh lớp 6, khi giảng cho các em về cách chia thì hiện tại đơn, GV thường ghi:
Câu khẳng định: - I/ WE/ YOU/ THEY + V ( nguyên mẫu) - HE/ SHE/ IT + V(+ S/ ES)
Câu phủ định: I/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Thoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)