SKKN GDCD
Chia sẻ bởi Lien Quang Thinh |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: SKKN GDCD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi.
Đặc biệt trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 đã đề cập đến hai chủ đề lớn của “Công dân với pháp luật” đó là bản chất và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, và nhân loại. Đề cập đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, để giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu của chương trình là điều rất cần thiết. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợp với nội dung từng bài học. Các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân rất đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và lớp 12 nói riêng không thể tách rời việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Liên hệ thực tiễn sẽ giúp cho các em có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống bản thân.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12” nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp này trong dạy học và đưa ra một số kinh nghiệm vận dụng có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học của bộ môn.
2/ Mục đích của đề tài:
Với đề tài chúng tôi sẽ nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân 12 và đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả hơn.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 Trường THPT Thanh Khê - thành phố Đà Nẵng
5/ Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đây là nhóm phương pháp nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến đề tài bằng cách đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa vào những vấn đề trong đời sống thực tiễn của học sinh, giáo viên đưa ra các câu chuyện, tình huống liên quan đến thực tế cho học sinh giải quyết và thu kết quả.
5.3. Phương pháp trắc nghiệm:
Phương pháp này người nghiên cứu sử dụng phiếu trắc nghiệm phát cho học sinh và thu về phân tích kết quả.
5.4. Phương pháp phỏng vấn:
Giáo viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và ghi lại ý kiến.
5.5. Phương pháp thống kê phân loại:
Đây là phương pháp người nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại được kết quả của các đối tượng học sinh tiếp thu bài học khi vận dụng phương pháp nêu trên.
6/ Ý nghĩa khoc học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài đã góp phần trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả vận dụng phương pháp liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12.
Đề xuất một số kinh nghiệm vận dụng có phương pháp liên hệ thực tiễn thông qua câu chuyện pháp luật trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân lớp 12.
Đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lien Quang Thinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)