SKKN GDCD 12 CHUẨN NHẤT
Chia sẻ bởi Phan Thanh Việt |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: SKKN GDCD 12 CHUẨN NHẤT thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Lý do khách quan:
Phương pháp dạy học thuyết trình hiện đang bị các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Nhưng trên thực tế phương pháp này còn giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT. Vì nó giải quyết được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, giảng giải được những khái niệm khó, trừu tượng và nhiều ưu điểm khác. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chúng ta phải sử dụng phương pháp thuyết trình đối với những kiến thức phù hợp như: các khái niệm, phạm trù … Nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho bài giảng và trên thực tế ở các trường phổ thông trung học nói chung và trường THPT Phù Mỹ I nói riêng phương pháp này đang còn chiếm ưu thế và đem lại hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân.
- Lý do chủ quan:
Đây là đề tài hợp với khả năng, sở thích và chuyên môn của tôi và trong tương lai đối với một giáo viên trẻ thì việc sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn phương pháp thuyết trình kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong giảng dạy môn giáo dục công dân.
Với lý do trên mà tôi quyết định đi vào nghiên cứu phương pháp thuyết trình và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể ở chương trình giáo dục công dân ở khối 10 và 11.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Với những gì tôi được rèn luyện và học tập ở các thầy cô giáo tại trường ĐHQN và được phân bổ về thực tập sư phạm 2 tại trường THPT Phù Mỹ I. Một ngôi trường có bề dày truyền thống được thành lập năm 1968. Hiện nay đội ngũ giáo viên của trường 79 giáo viên, trong đó giáo viên giáo dục công dân gồm 5 người (thầy Dương, cô Năm, thầy Luật, thầy Cường, thầy Vinh). Qua tiếp xúc, tìm hiểu, trò chuyện tôi được biết những giáo viên này hầu hết đều đào tạo chuyên ngành Sử – Chính trị và là giáo viên lâu năm của trường nên họ đều có chúng suy nghỉ rằng phương pháp thuyết trình vẫn còn đóng vai trò quan trọng và không thể không sử dụng trong giảng dạy môn giáo dục công dân và đặc biệt đối với các khái niệm, phạm trù … Qua dự giờ của các thầy cô tôi đã được nhìn nhận và thấy được hiệu quả của phương pháp này trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân và họ cũng đang suy nghỉ xem nên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nhất. Và trên thực tế đề tài nghiên cứu này cũng có rất nhiều người quan tâm khai thác nhằm tìm ra hiệu quả cao nhất trong giảng dạy.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nguyên cứu đề tài này là nhằm chứng minh được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường phổ thông ở những bài phù hợp từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp thuyết trình và sự vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể.
5. Phương pháp – cơ sở lý luận:
a. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được dùng rất phổ biến, rộng rãi trong nghiên cứu khoa học nói chung và và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng bởi vì phương pháp này là phương pháp đơn giản để giúp người nghiên cứu thu thập được những tài liệu thực tế phong phú.
- Có thể quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của học sinh trong giờ học giáo dục công dân xem các em có hứng thú với tiết giảng đó không, có hiểu bài không. Quan sát để thấy được những động tác, cử chỉ của giáo viên khi sử dụng phương pháp thuyết trình.
b. Phương pháp điều tra:
Sau giờ học có sử dụng phương pháp thuyết trình làm chủ đạo có thể phát phiếu điều tra, hỏi học sinh về mức độ hiểu bài? Về hứng thú? Suy nghỉ về cách dạy của giáo viên? Dùng phương pháp này học sinh có thể trả lời một cách tự do, có thể nói lên suy nghỉ của mình một cách khách quan không bị chi phối, vì vậy kết quả thu được có thể khai thác được nhiều mặt theo những nhóm câu hỏi trong phiếu điều tra.
c. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, phỏng vấn về mức độ tiếp thu bài, hứng thú học môn giáo dục công dân? Hay theo em để nâng cao chất lượng và hiệu quả, hứng thú học môn giáo dục công dân thì trong quá trình dạy nên sử dụng các phương pháp dạy học như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Việt
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)