SKKN GDCD 11
Chia sẻ bởi Đỗ Thành Khải |
Ngày 26/04/2019 |
96
Chia sẻ tài liệu: SKKN GDCD 11 thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 11
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.
Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao" "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn" . Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm"; Dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho HS; Dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức HS học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau.
Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho HS học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Ông bà ta đã dạy rằng:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao”
Nhưng, làm sao để tổ chức được một giờ dạy GDCD tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quí giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công.
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Thuận lợi:
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh…
- Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 có nhiều nội dung không những phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm…
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo đìêu kiện cho hoạt động thảo luận: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho HS…
- Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học.
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
- HS đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt động. một số HS có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công.
- Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn.
Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao" "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn" . Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm"; Dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho HS; Dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức HS học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau.
Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho HS học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Ông bà ta đã dạy rằng:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lai nên hòn núi cao”
Nhưng, làm sao để tổ chức được một giờ dạy GDCD tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quí giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công.
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Thuận lợi:
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh…
- Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 11 có nhiều nội dung không những phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm…
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo đìêu kiện cho hoạt động thảo luận: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho HS…
- Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học.
- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (GV và HS) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau.
- HS đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà HS là chủ thể hoạt động. một số HS có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công.
- Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thành Khải
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)