SKKN doat giai
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Loan |
Ngày 20/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: SKKN doat giai thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHỢ GẠO
TRƯỜNG THCS TỊNH HÀ
LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH NÓI
VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 7
Ở TRƯỜNG THCS TỊNH HÀ
Người Thực Hiện : Nguyễn Kim Loan
Năm Học 2008 – 2009
MUÏC LUÏC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài Trang 2
II. Nhiệm vụ nghiên cứu giới hạn đề tài Trang 4
III. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Trang 4
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
I. Lịch sử nghiên cứu Trang 6
II. Cơ sở lý luận Trang 6
III. Thực trạng của vấn đề Trang 7
Chương 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHƯƠNG TIỆN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các phương pháp đã thực hiện Trang 9
II. Hiệu quả đạt được Trang 20
III. Bài học kinh nghiệm Trang 21
PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận chung Trang 22
Phụ lục Trang 23
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH NÓI VÀO TIẾNG ANH LỚP 7
----------(---------
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
I/a. Lý do khách quan :
Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh hoà nhập cùng sự phát triển của Tiếng Anh, một ngôn ngữ sống quốc tế.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc dạy học lấy Học sinh làm trung tâm là kim chỉ nam nhằm giúp các em phát huy tính độc lập sáng tạo trong học tập.
Tiếp tục cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với chương trình đổi mới sách giáo khoa, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và phù hợp với tính đặc trưng của bộ môn. Nhằm tạo được tính hứng thú trong học tập, giúp các em có tinh thần ham thích học tập bộ môn. Đó là những lý do khách quan mà giáo viên bộ môn Anh cần phải lưu ý khi làm công tác giảng dạy.
I/b. Lý do chủ quan :
T
rong chương trình Anh lớp bảy nói riêng và chương trình Anh ở bậc trung học cơ sở nói chung, các kỹ năng giảng dạy : Nghe – Nói – Đọc – Viết luôn được quan tâm . Trong đó kỹ năng nói rất khó phát triển năng khiếu các em, vì các em rất ngại nói lại không có phản xạ nhanh , làm thế nào để giảng dạy có hiệu quả cao và kích thích tính hứng thú và lòng say mê học tập bộ môn, đồng thời ứng dụng kiến thức thực tế nữa là vấn đề cần được quan tâm.
B
ản thân tôi đã chứng thực các tình huống sau đây:
Tình huống 1 : Bạn tôi dẫn một giáo viên người Canada về quê chơi, tiện thể tiếp xúc với các em nhỏ, qua vài câu chào giao tiếp như “Hello”, “Nice to meet you” các em cũng vui mừng chào lại “ Hello, nice to meet you, too.” Làm tôi cũng vui lây . Cô ấy hỏi tiếp “ Where do you live?” , các em bị bí không nghe được nên không trả lời được gì cả. Khổ ghê ! Tôi phải giải thích cho các em “Where do you live ?” được đọc nối vần là “ dju liv” đó mà ! Các em nói “ Oà thì ra vậy” , chỉ có vậy thôi nhưng các em không được nghe nhiều, nói nhiều.
Tình huống 2 : Tôi được tiếp xúc với một người Mỹ về Việt Nam tìm các cô gái để kết bạn sau đó tiến đến hôn nhân, vì anh ta nghe rằng con gái Vịêt Nam có tiếng là nết na, dịu dàng, đặc biệt là rất chung thuỷ, đó là những điều làm chúng ta hết sức hãnh diện, tuy nhiên qua nhiều lần tiếp xúcvới các em, anh ta vô cùng thất vọng, các em không giao tiếp được, kể cả viết và đánh vần tên, địa chỉ để anh ta liên lạc mà cũng không xong, điện thọai thì nói được một, hai tiếng “hello”, “ How are you?”, rồi tắt đài luôn ( các em này là đối tượng đã tốt nghiệp lớp 12 ) còn các em còn lại đứng xung quanh, đứa thì quần cụt, không áo, đứa thì áo không quần, lem luốc, … ở quê mà, trông tụi nó như dân Châu Phi vậy, xấu hổ hết sức.
Tình huống 3 : Một hôm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)