SKKN ĐIA 7,8

Chia sẻ bởi Ngô Tiên Dũng | Ngày 16/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: SKKN ĐIA 7,8 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC VỚI BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH KHỐI 7 VÀ KHỐI 8.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giảng dạy địa lý là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng hiện tượng nghiên cứu , những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ có thể thực hiên có hiệu quả khi người giáo viên sử dụng tốt, khái thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể giảng dạy địa lý mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần, ít chú ý đến chức năng nguồn kiến thức của chúng và lại càng không chú tâm đến việc học sinh làm việc với bản đồ như thế nào. Chính điều này, đại bộ phận học sinh không biết sử dụng bản đồ, lược đồ và củng thật mơ hồ,vụng về khi trình bày một vấn đề nào đó liên quan đến bản đồ, lược đồ.
Đối với môn học địa lý, người thầy giáo phải biết dùng bản đồ trong khi dạy học- học sinh cũng phải biết dùng bản đồ, lược đồ trong khi học. Ngoài việc sử dụng bản đồ để học tốt môn địa lý, học sinh còn có nhiệm cụ tiếp nhận những kiến thức bản đồ để sau này trở thành công dân, có một số kiến thức bản đồ tối thiểu đáp ứng những nhu cầu thông thường trong cuộc sống xã hội. Phương pháp học tập của học sinh cần được xây dựng cụ thể, thích hợp cho từng hình thức học tập, nghĩa là học sinh cần biết cách dùng bản đồ, lược đồ khi nghe giảng ở lớp, khi học bài và làm bài tập ở nhà, khi tham gia hoạt động ngoại khoá và những cuộc tham quan địa lý. Như vậy cách dùng bản đồ để học địa lý cũng rất phong phú, từ đơn giản đến phức tạp , phát triển theo cấp học ,tuỳ theo lứa tuổi, theo chương trình bộ môn. Với tất cả những lý do trên tôi xin chon đề tài : “ Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ cho học sinh khối 7;8”
B.NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận: Rèn luyện kĩ năng làm việc với bản đồ, lựơc đồ cho học sinh THCS.
a. Ý nghĩa:
-Bản đồ có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trong trong dạy học địa lý, là cuốn sách giáo khoa thứ hai. Từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan khoa học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiến cứu cho học sinh.
-Dựa vào bản đồ giáo viên có thể gợi mỡ cho học sinh những vấn đề mà học sinh chưa biết, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, nhằm phát triển tư duy địa lý và khai thác các đặc trương quan trọng của địa lý là tư duy gắn liền với thực địa.
- Sự vật hiện tượng địa lý phân bố theo không gian, giáo viên không thể trực tiếp đưa học sinh đến nơi được. Vì vậy, dạy học địa lý không thể không có bản đồ.
Trong mỗi bản đồ địa lý đều chứ đựng những thông tin ở những dạng ký hiệu khác nhau như: kí hiệu đường, thang màu, diện tích...và những kiến thức thông qua việc xác lập các mối quan hệ địa lý.
- Trong chương trình địa lý THCS lựơc đồ chiếm một lượng khá nhiều, nó phục vụ rát sát với yêu cầu của từng bài học mà thể hiện các đối tượng địa lý cần thiết, bỏ qua những đối tượng không liên quan vì vây lựơc đồ dễ sử dụng hơn bản đồ.
b. Kỹ năng địa lý:
Theo tâm lí học, kĩ năng, kĩ xảo nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó, thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng biểu đồ, lược đồ thực chất là những hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lý đã có.
- Muốn có kĩ năng, kĩ xảo về bản đồ, lược đồ, trước hết học sinh phải có kiến thức về bản đồ, lược đồ và vận dụng chúng vào thực tiễn.
- Để hình thành kĩ năng cho học sinh có thể biểu hiện theo sơ đồ sau:













c . Các loại lược đồ, bản đồ ở sách giáo khoa địa lý THCS.
- Bản đồ, lược đồ tự nhiên ( vị trí địa lí, khí hậu, sông ngòi, các đới cảnh quan, khoáng sản...)
- Bản đồ, lược đồ về kính tế ( giao thông vận tải, công nghệp, nông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tiên Dũng
Dung lượng: 15,13MB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)