SKKN DAY CA DAO DAN CA

Chia sẻ bởi L­Uong Hong Thanh | Ngày 18/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: SKKN DAY CA DAO DAN CA thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:




Mục lục

Trang

I. Đặt vấn đề 2
1. Lí do đưa ra sáng kiến kinh nghiệm . 2
2. Mục đích của kinh nghiệm được tổng kết . 3
3. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm. 3
II. Giải quyết vấn đề 4
1. Thực trạng ban đầu 4
2. Cơ sở để giải quyết vấn đề 5
3. Quá trình thực nghiệm giải pháp mới 6
4. Kết quả đạt được 9
5. Bài học kinh nghiệm 10
III. Kết luận chung và kiến nghị 11
Thư mục tham khảo 13
















Phương pháp giảng dạy phần ca dao dân ca
ở bậc trung học cơ sở (thcs)

i. Đặt vấn đề

1. Lí do đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
a. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Môn ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trườngTrung học cơ sở (THCS), góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có khả năng cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Trong chương trình cấp học, phần ca dao dân ca chiếm một vị trí quan trọng được đưa vào trương trình lớp 7. Việc lựa chọn đưa phần ca dao vào học ở lớp 7 là thỏa đáng, bởi vì tuy dung lượng kiến thức chưa thật nhiều (học ở tuần 3 và 4) nhưng đó là những bài ca được lựa chọn, tiêu biểu cho các nội dung của ca dao dân ca Việt nam. Qua đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt nam. Từ đó giáo dục cho học sinh biết chân trọng, yêu quý thành tựu của văn học nước nhà , có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Hơn nữa thông qua những bài học, mỗi học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một cách lễ phép có văn hóa. Biết yêu quý những giá trị chân, thiện, mĩ và biết khinh ghét cái xấu được phản ánh trong mỗi bài ca dao.
Ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần của người lao động, nó ra đời và tồn tại vì nhu cầu của con người. Mỗi lời ca đều gây đựơc những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Chính điều đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn con người .Bởi vì “văn chương là hình dung của sự sống, văn chương tái tạo ra sự sống “.(Hoài Thanh ).
Ngoài việc cảm nhận được c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: L­Uong Hong Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)